Theo nghiên cứu, tại Việt Nam có khoảng 200.000 người bị bệnh đột quỵ và là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao hơn cả ung thư. Thời gian trước, bệnh này chủ yếu xảy ra ở người trên 55 tuổi nhưng gần đây, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ ngày càng gia tăng, chiếm 10-15%.
Có thể thấy, bệnh đột quỵ xảy ra ở mọi lứa tuổi, và nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Vậy cách nhận biết nguy cơ bị bệnh này như thế nào, và làm sao để phòng tránh?
5 dấu hiệu nhận biết bệnh đột quỵ
Đột quỵ là căn bệnh cấp tính, đột ngột, có tính chất nguy hiểm cao. Bệnh có thể khiến cho phần não liên quan bị tổn thương, không thể hoạt động được.
Người bị bệnh đột quỵ rơi vào tình trạng bỗng dưng đổ gục xuống, hôn mê, đối mặt với di chứng tàn tật, thậm chí tử vong. Chính vì thế, việc phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh này là rất quan trọng để giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm, rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
1. Dựa vào thị lực
Bệnh đột quỵ thường ảnh hưởng tới thị lực, làm giảm tầm nhìn, nhìn mờ dần cả hai mắt hoặc một mắt. Tuy nhiên biểu hiện này không rõ ràng nên khó nhận ra. Chỉ có người bệnh khi nhận thấy mình có dấu hiệu này thì nên báo với cơ sở y tế để được cấp cứu ngay.
2. Dựa vào mặt
Dấu hiệu ở mặt là một trong những dấu hiệu sớm và đặc trưng nhất của bệnh đột quỵ. Mặt người bệnh có biểu hiện thiếu cân xứng, nhân trung hơi lệch sang một bên, méo miệng, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống… Đặc biệt, khi bệnh nhân cười hoặc nói sẽ thấy rõ miệng và mặt thiếu cân xứng, đây là hậu quả tổn thương não do đột quỵ gây ra.
3. Dựa vào tay và chân
Tình trạng yếu tay hoặc chân do đột quỵ thường xảy ra ở một bên cơ thể, cảm giác yếu và tê bì đột ngột rất rõ ràng. Nếu bệnh đột quỵ gây tổn thương vùng não phải, tay chân bên trái cơ thể sẽ bị ảnh hưởng và ngược lại.
Có thể tự kiểm tra khả năng cử động tay chân của người bệnh bằng các động tác đơn giản như nhấc tay, nhấc chân, cử động đơn giản… Hãy dang hai cánh tay rộng ra trong 10 giây, nếu không thể kiểm soát 1 bên cánh tay khiến nó rơi xuống thì khả năng cao đây là tình trạng yếu cơ, là dấu hiệu của đột quỵ.
4. Dựa vào giọng nói
Một dấu hiệu để nhận biết 1 người có nguy cơ bị đột quỵ là dựa vào giọng nói. Triệu chứng ở giọng nói có thể xuất hiện như: Nói ngọng bất thường, khó nói, miệng mở khó, môi lưỡi bị tê cứng… khiến người bệnh rất khó khăn để phát âm.
Nếu nghi ngờ bản thân gặp phải tình trạng này, hãy tự kiểm tra bằng cách lặp đi lặp lại một cụm từ. Nếu nói líu, dùng từ sai hoặc không thể phát âm, khả năng cao đây là dấu hiệu sớm của căn bệnh nguy hiểm này.
5. Dựa vào nhận thức và thần kinh
Khi bị đột quỵ, não bộ bị tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến tế bào não bị tổn thương, ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức và xảy ra hiện tượng như: Rối loạn trí nhớ, ù tai, không nhận thức được…
Bên cạnh đó, đau đầu dữ dội cũng là triệu chứng xuất hiện sớm nhất của bệnh đột quỵ. Cơn đau có thể khiến người bệnh không thể đứng vững, chóng mặt, buồn nôn…
Đôi khi, các dấu hiệu này biến mất trong thời gian ngắn, như là vài phút. Khi điều này xảy ra, đó có thể là cơn thiếu máu cục bộ nhất thời (transient ischaemic attack, viết tắt là TIA).
Sau khi bị TIA, nguy cơ bị đột quỵ sẽ cao hơn. Bệnh đột quỵ có thể dẫn đến tử vọng hoặc khuyết tật. TIA là một cảnh báo cho biết bạn có thể bị bệnh đột quỵ và là cơ hội để ngăn ngừa đột quỵ xảy ra.
6 cách phòng ngừa đột quỵ bạn nên biết
Đối với người đã bị bệnh này, để chữa trị thì điều cần nhất là “giờ vàng”, qua “giờ vàng” sẽ để lại di chứng rất nặng nề. Còn đối với những người chưa bị hoặc đang có nguy cơ sẽ bị bệnh, thì ngay bây giờ, bạn nên lưu ý những điều sau để chủ động phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.
1. Giữ huyết áp ở mức ổn định
Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh đột quỵ. Để duy trì huyết áp ở mức lý tưởng (dưới 135/85 mmHg), bạn cần giảm muối trong chế độ ăn uống, không quá 1,5g mỗi ngày (khoảng 1/2 thìa cà phê), tránh các loại thực phẩm giàu cholesterol, nên ăn 4-5 phần rau và trái cây mỗi ngày, 2-3 phần cá mỗi tuần.
Bên cạnh đó, bạn cần tiêu thụ thêm ngũ cốc nguyên hạt và sữa ít chất béo. Người bệnh có thể dùng thêm thuốc ổn định huyết áp theo hướng dẫn của bác sĩ.
2. Ổn định đường huyết
Đối với bệnh nhân đái tháo đường, nguy cơ đột quỵ có thể tăng gấp 3 lần. Vì thế bạn cần có chế độ ăn phù hợp để kiểm soát lượng đường trong máu, cũng như sử dụng các thuốc hạ đường huyết để có thể ngăn ngừa bệnh xảy ra.
3. Kiểm soát cân nặng
Bạn có thể kiểm soát cân nặng bằng cách dùng chỉ số khối BMI. Nếu BMI trên 25 thì có thể bị thừa cân, béo phì. Mà thừa cân cũng dẫn đến nguy cơ mắc đột quỵ não.
Để kiểm soát chỉ số BMI ở mức thấp hơn 25, bạn không nên ăn quá 1.500-2.000 calories mỗi ngày (tùy thuộc mức độ hoạt động và chỉ số BMI), đồng thời nên tăng cường vận động thể chất như đi bộ, tập yoga, chơi golf…
4. Tập thể dục nhiều hơn
Tập thể dục góp phần kiểm soát cân nặng và hạ huyết áp. Tập thể dục cũng có vai trò như một phương pháp giảm đột quỵ độc lập.
Dành 30 phút mỗi ngày để tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội hoặc các môn thể thao ưa thích sẽ mang lại những tác động tích cực đến huyết áp và lượng cholesterol trong máu. Duy trì thói quen này trong 3-5 ngày mỗi tuần không chỉ ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ, mà còn có tác dụng rất tốt trong việc kiểm soát cân nặng.
5. Không uống rượu bia, hút thuốc
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, hút thuốc lá làm tăng nguy cơ bị bệnh đột quỵ. Thuốc lá làm gia tăng hình thành các cục máu đông và các mảng xơ vữa mạch máu. Ngưng hút thuốc lá có thể làm giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ tái phát.
Ngoài ra, bạn không nên uống nhiều rượu, bia mà thay vào đó, bạn có thể uống rượu vang đỏ với một lượng vừa phải (khoảng 1 ly nhỏ mỗi ngày). Rượu vang đỏ có chứa resveratrol, giúp bảo vệ tim và não.
6. Dùng sản phẩm từ nấm linh chi
Nấm linh chi Hàn Quốc từ lâu được xem là một trong những loại dược liệu quý hiếm, mang lại nhiều lợi ích trong việc tăng cường sức khỏe cho con người, trong đó có công dụng là phòng ngừa bệnh đột quỵ.
Những dưỡng chất trong nấm linh chi giúp ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch, máu nhiễm mỡ. Qua đó, lượng cholesterol cũng được hạn chế, quá trình trao đổi chất – tuần hoàn máu được tăng cường, ngăn ngừa chứng xơ cứng động mạch.
Nấm linh chi Hàn Quốc còn có tác dụng điều hòa và giúp huyết áp ổn định, giảm hẳn nguy cơ tắc mạch máu não hay nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, bại liệt…
Bạn có thể dùng nấm để nấu những món canh, súp, hầm. Ngoài ra, nếu bạn không có thời gian chế biến thì vẫn có thể dùng được loại nấm này bằng cách sử dụng các chế phẩm của nó: Nước linh chi, viên linh chi, trà linh chi, cao linh chi.
Bệnh đột quỵ là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao. Nếu may mắn không nguy hiểm đến tính mạng, thì nó cũng để lại những di chứng nghiêm trọng về sau. Vì thế, bạn nên phòng tránh ngay từ bây giờ bằng cách thay đổi lối sống của mình, và chủ động gặp bác sĩ khi cảm thấy các dấu hiệu đang xảy ra trên cơ thể mình.
Xem thêm: