[Giải đáp] Ai không nên uống hồng sâm? Một số điều cần lưu ý

Đánh giá bài viết này

Hồng sâm là thực phẩm chức năng được đánh giá cao về chất lượng với những công dụng giúp cải thiện sức khỏe, phòng ngừa ung thư, cải thiện chức năng sinh lý. Vậy ai không nên uống hồng sâm? Dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này. 

Hồng sâm Hàn Quốc là gì?

Hồng sâm Hàn Quốc hay gọi là Red Ginseng. Là sản phẩm từ 100% nhân sâm tươi, với quy trình công nghệ hiện đại. Nhân sâm tươi sau khi làm sạch, loại bỏ rễ phụ sẽ được đem hấp sấy từ 1- 3 lần đến khi lượng nước trong củ sâm còn dưới 15%, sau đó sẽ được sấy khô trong môi trường tự nhiên. Lúc này củ sâm có màu hồng đỏ nên được gọi là hồng sâm.

So với nhân sâm, hồng sâm được đánh giá là sản phẩm lành tính, ít tác dụng phụ hơn. Điều đáng nói là, hàm lượng Saponin tăng cao hơn. Sản phẩm được các nhà nghiên cứu chỉ ra, sau khi hấp sấy dưỡng chất Ginsenosides trong hồng sâm cao gấp 3 lần nhân sâm. Đem đến những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, một trong những công dụng nổi bật của hồng sâm đó chính là tăng sức đề kháng, giúp nâng cao hoạt động kháng thể tránh các bệnh lý gây bệnh như vi khuẩn, vi rút,..

Ngoài ra, hồng sâm còn có tác dụng hỗ trợ thúc đẩy hormone sản sinh năng lượng, giảm thiểu nồng độ acid lactic, giúp cơ thể tỉnh táo, giảm căng thẳng mệt mỏi. Từ đó tăng khả năng tập trung giúp tinh thần thư giãn.

Những ai không nên uống hồng sâm?

Như ở trên đã nói, hồng sâm là thực phẩm chức năng lành tính đối với người sử dụng, nhưng có một số trường hợp cần lưu ý khi dùng hồng sâm. Vì vậy, ai không nên uống hồng sâm?

Đối tượng là trẻ em dưới 14 tuổi, trẻ sơ sinh

Những trẻ dưới 14 tuổi không nên dùng hồng sâm, vì cơ thể của trẻ dưới 14 tuổi là cơ thể thiếu âm thừa dương. Nếu dùng hồng sâm sẽ làm bổ dương khí, kích thích tuyến tình dục làm bé dậy thì sớm. Tuy nhiên vẫn có những sản phẩm với hàm lượng hồng sâm phù hợp với bé để giúp cơ thể phát triển chiều cao, tăng sức đề kháng.

 

Người bị bệnh viêm loét dạ dày, xung huyết

Hoạt chất sinh học trong nhân sâm có thể tác động vào quá trình đông máu. Theo chuyên gia khuyến cáo người bị viêm loét dạ dày không nên dùng sâm, vì sẽ làm vết thương khó lành, tăng chảy máu, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Đối tượng là phụ nữ mang thai hoặc cho con bú

Theo các chuyên gia thì phụ nữ mang thai không nên dùng hồng sâm vì trong thời kỳ mang thai nội tiết tố kém. Bên cạnh đó, nhân sâm có tác động chống đông máu, nếu sử dụng sẽ gây co bóp cổ tử cung gây ảnh hưởng đến thai nhi, trường hợp nghiêm trọng có thể gây sảy thai.

Ai không nên uống hồng sâm? Người bị cao huyết áp

Tác dụng của hồng sâm là giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ lưu thông máu giúp ổn định huyết mạch. Tuy nhiên, đối với người cao huyết áp nếu dùng sâm sẽ gây tình trạng áp lực lên thành động mạch tăng cao hơn so với mức bình thường, làm chỉ số huyết áp tăng cao. Cho nên người bị huyết áp cao nếu dùng hồng sâm sẽ làm bệnh thêm trở nặng.

Bệnh nhân đang uống thuốc đái tháo đường

Bản tính hồng sâm có tác dụng hạ đường huyết rất tốt. Do đó, khi dùng đồng thời hồng sâm và thuốc trị đái tháo đường (insulin, metformin, gliclazide,…) sẽ làm tăng nguy cơ giảm đường huyết quá mức. Do đó, cần cẩn trọng khi dùng nhân sâm cho bệnh nhân tiểu đường. Bạn nên dùng máy đo đường huyết để thường xuyên kiểm tra đường huyết.

Ai không nên uống hồng sâm? Đàn ông xuất tinh sớm

Đối tượng không nên dùng sâm Hàn Quốc, chính là đàn ông bị dị tinh, mắc chứng xuất tinh sớm, vì những người này rất nhạy cảm và dễ bị kích thích. Nếu dùng hồng sâm, tác dụng kích dục tố có thể khiến tình trạng này nặng thêm.

Một số lưu ý khi uống hồng sâm

Không nên dùng hồng sâm với thuộc đặc trị khác: Hồng sâm có khả năng tương tác với nhiều loại thuốc điều trị bệnh mạn tính. Do đó, tốt hơn hết bạn hãy tham khảo bác sĩ điều trị để được tư vấn cụ thể.

Không nên kết hợp hồng sâm với các chất cafein: Các thực phẩm chứa cafein( trà, cà phê, ca cao, bánh hay thực phẩm chứa thành phần ca cao, trà xanh, cà phê) và hồng sâm điều gây kích thích thần kinh. Cho nên, khi dùng đồng thời cafein với hồng sâm sẽ làm tăng tác dụng phụ mắc các bệnh gây căng thẳng, tăng huyết áp, tim đập nhanh,..

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc ai không nên uống hồng sâm. Giúp bạn hiểu thêm về hồng sâm Hàn Quốc. Và một điều bạn nên nhớ rằng không phải cứ tốt là được mà quan trọng là phải sử dụng đúng đối tượng.

> Xem thêm: Cách dùng hồng sâm dạng nước đạt hiệu quả tối đa mà bạn nên biết