Trong thời gian qua, thế giới đang phải đối mặt với 1 đại dịch không thể lường trước là Covid-19. Chỉ tính riêng Việt Nam đã có hàng trăm ngàn người bị nhiễm bệnh và cướp đi sinh mạng của nhiều người. Nguyên nhân chính là do virus này đã tấn công vào phổi người bệnh khiến tình trạng ngày càng tồi tệ.
Song, có nhiều người thắc mắc rằng liệu Covid-19 có ảnh hưởng đến tim không? Có gây nguy hiểm không? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Covid-19 có ảnh hưởng đến tim không?
Mặc dù người nhiễm Covid-19 có biểu hiện rõ rệt về đường hô hấp, nhưng theo nhiều nghiên cứu, nó không chỉ ảnh hưởng tới phổi mà còn gây tổn thương nghiêm trọng tới tim mạch. Thậm chí là có nguy cơ tử vong cao nếu có tiền sử mắc bệnh tim mạch.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, ngày càng có nhiều người khỏi bệnh sau khi điều trị Covid-19 có thể gặp một số loại tổn thương tim, ngay cả khi họ không bị mắc bệnh tim tiềm ẩn.
Theo một cuộc khảo sát trên 25 bệnh nhân sau khi nhiễm SARS – Cov cho thấy có 68% tăng lipid máu, 44% có bất thường hệ thống tim mạch và 60% bị rối loạn chuyển hóa glucose. Tuy nhiên, khảo sát này vẫn chưa được chắc chắn.
Các báo cáo cũng cho thấy, virus Corona có thể gây viêm cơ tim cấp và suy tim. Một số bệnh nhân có biến chứng liên quan đến chấn thương cơ tim cấp. Một số khác đến bệnh viện không phải vì triệu chứng hô hấp mà là do biểu hiện trên tim mạch: Tim đập nhanh và tức ngực hơn là các triệu chứng sốt, ho, khó thở do đường hô hấp.
Vậy câu hỏi được đặt ra ở đây là: Làm thế nào mà 1 bệnh về đường hô hấp lại gây ra tổn thương đến tim mạch?
Cơ chế tổn thương cơ tim cấp do nhiễm virus Corona có thể liên quan đến enzyme chuyển đổi angiotensin 2 (ACE2). Đây là enzym có vai trò quan trọng trong hệ thống tim mạch và miễn dịch. Ngoài ra, ACE2 còn được xác định là một thụ thể chức năng cho virus Corona.
Virus này chủ yếu xâm lấn tới các tế bào biểu mô phế nang, dẫn đến các triệu chứng khó thở, ho. Những triệu chứng này sẽ trở lên nghiêm trọng hơn với những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch, vì họ sử dụng các loại thuốc ức chế men chuyển ACE2 dẫn đến tăng tiết ACE2 hơn so với những người khỏe mạnh.
Như vậy, virus lây nhiễm vào tế bào vật chủ thông qua ACE2, gây tổn thương cho cơ tim. Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh tim mạch nhiễm covid-19 sẽ có tiên lượng xấu hơn.
Thêm 1 nguyên nhân dẫn đến hiện tượng Covid-19 ảnh hưởng đến tim là do cơn bão cytokine. Cytokine là các chất có hoạt tính sinh học rất mạnh, đáp ứng miễn dịch của cơ thể:
- Khi virus Corona tấn công vào cơ thể, cytokine sẽ vận chuyển kháng thể, vật chất tấn công virus. Dần dần virus bị ức chế và bệnh nhân dần khỏe mạnh.
- Tuy nhiên, nếu hệ miễn dịch bị kích thích quá mức, các cytokine tràn ngập trong máu như một cơn bão, gây nên các phản ứng viêm, đông máu, gây ra nhiều căng thẳng cho tim, khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể chống lại nhiễm trùng.
- Ngoài ra, sự dư thừa của cytokine có thể dẫn đến viêm cơ tim tối cấp (viêm tim), với hoại tử tế bào cơ tim hoặc tử vong. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về chức năng tim và suy tim.
Những cách phòng ngừa để không ảnh hưởng đến tim mạch
Từ những phân tích trên có thể thấy, khi 1 người nhiễm Covid-19 thì không chỉ ảnh hưởng đến phổi mà còn tác động đến hệ tim mạch. Nếu người nhiễm có bệnh nền về tim thì tỷ lệ tử vong sẽ cao hơn.
Vì thế, để tránh sức khỏe bị ảnh hưởng và đặc biệt là tổn thương đến tim mạch, Hồng sâm Việt Hàn sẽ gợi ý 1 số cách để người chưa bị nhiễm và người không may mắc phải bệnh Covid-19 có thể tránh những biến chứng xấu xảy ra.
1. Uống thuốc theo chỉ dẫn bác sĩ
Bạn cần uống đầy đủ các loại thuốc theo đơn bác sĩ và không tự ý mua thuốc bên ngoài. Đây là cách tốt nhất để bạn giữ trái tim khỏe mạnh và chống lại biến chứng của Covid-19 nếu lỡ có nhiễm bệnh.
2. Rửa tay thường xuyên
Những giọt nước bắn ra từ miệng chúng ta có thể bám vào các vật dụng xung quanh và lơ lửng trong không khí. Nếu bạn không rửa tay thường xuyên thì có thể bị nhiễm virus khi chạm vào bất kỳ cái gì.
Bên cạnh đó, virus có thể sống trên các bề mặt kim loại, thủy tinh, và nhựa trong khoảng chín ngày, thậm chí có thể tồn tại tới 28 ngày trong điều kiện nhiệt độ thấp. Vì thế, làm sạch các bề mặt mà chúng ta hay chạm vào cũng là chìa khóa để ngăn chặn virus lây lan.
3. Nhận biết sớm các triệu chứng của Covid-19
Với những người không có tiền sử bệnh tim mạch, bị sốt, ho, khó thở khi nhiễm Covid-19 vẫn là những triệu chứng điển hình. Còn đối với người có bệnh về tim mạch, thì cần chú ý thêm đến các triệu chứng đau ngực, nhịp tim không đều.
Do đó bất cứ khi nào nghi ngờ mình bị nhiễm bệnh, bạn cần gọi điện đến cơ quan y tế gần nhất để được tư vấn, sàng lọc trước, được hướng dẫn đến bệnh viện để khám và điều trị Covid-19, tránh lây cho cộng đồng.
4. Tuân thủ quy tắc của chính phủ
Cho dù chưa bị nhiễm hay đã nhiễm bệnh, bạn cần phải tuân thủ nguyên tắc 5K, ai ở đâu ở yên đấy, hạn chế ra ngoài ít nhất có thể phòng ngừa dịch bệnh.
Nếu buộc phải ra ngoài, thì sau khi về bạn nên lập tức rửa tay, tắm rửa và thay quần áo nhằm ngừa virus có thể bám vào người và lây cho gia đình.
5. Bổ sung các sản phẩm hỗ trợ cho sức khỏe tim mạch
Tuy giải pháp này không thể thay thế được việc dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, nhưng nó sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị, tăng cường sức khỏe trái tim.
- Đậu nành: Luôn nằm trong top đầu danh sách các loại thực phẩm tốt cho tim mạch. Các chế phẩm từ đậu nành như đậu phụ và sữa đậu nành là những thực phẩm rất tốt để bổ sung đạm vào chế độ ăn không cholesterol lẫn chất béo không tốt. Các sản phẩm này cũng chứa một lượng cao chất béo không bão hòa đa (tốt cho sức khỏe), chất xơ, vitamin và khoáng chất.
- Các loại rau xanh: Không chỉ chứa nhiều chất chống oxy hóa và khoáng chất mà còn chứa nhiều vitamin K, có tác dụng bảo vệ động mạch và thúc đẩy quá trình đông máu diễn ra trong cơ thể. Làm giảm huyết áp, giảm độ cứng của động mạch và cải thiện chức năng vốn có của các tế bào nội mô trong thành mạch máu.
- Trái cây: Cam, lựu, dưa hấu hay bơ đều là những quả tốt cho tim mạch. Cam chứa chất xơ pectin làm giảm cholesterol, vitamin C tăng cường sức bền thành mạch, ức chế kết tập tiểu cầu, từ đó cải thiện chức năng của các mạch máu. Lựu chứa chất chống oxy hóa, đốt cháy và sản xuất nitric oxide (gọi tắt là NO) để cải thiện mức độ máu chảy vào động mạch. Dưa hấu giúp giảm cao huyết áp, cải thiện dòng chảy của máu. Đặc biệt, bơ giàu chất đạm, chất béo không no tốt cho tim mạch, đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự sống.
- Cá: Các loại cá giàu Omega-3 sẽ giúp bảo vệ trái tim bạn. Ngoài tác dụng chống viêm, Omega-3 còn có tác dụng trong phòng chống bệnh tim mạch và giảm lượng cholesterol xấu cũng như triglyceride trong máu. Để làm sạch động mạch bạn hãy chọn cho mình các loại cá giàu Omega 3 như cá hồi, cá mòi…
- Thực phẩm chức năng viên đông trùng hạ thảo Hàn Quốc: Y học đã chứng minh rằng sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị các bệnh tim mạch rất hiệu quả. Nó tác động trực tiếp lên mạch vành, kiểm soát rối loạn nhịp tim và điều trị các bệnh huyết áp. Đặc biệt thành phần Adenosine, deoxy-adenosine trong sản phẩm giúp điều chỉnh rối loạn nhịp tim, ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch, đột quỵ, viêm cơ tim.
Kết luận
Tại thời điểm chúng tôi viết bài này, bệnh Covid-19 vẫn còn đang diễn biến phức tạp và cả nước đang chung tay cùng nhau chống lại đại dịch nguy hiểm này.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn tìm câu trả lời cho câu hỏi “Covid-19 có ảnh hưởng đến tim không?”, giúp bạn biết được bệnh này không chỉ tác động đến phổi mà còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể. Qua đó, bạn có những biện pháp phòng ngừa thích hợp để ngăn chặn tình trạng bệnh ngày 1 trầm trọng hơn.
Xem thêm:
Ứng dụng Bluezone hoạt động như thế nào, có tác dụng gì?
6 Cách chăm sóc trẻ em nhiễm Covid-19 tại nhà bố mẹ nên biết‘