[CHÚ Ý] 5 biện pháp chăm sóc bệnh nhân covid-19 tại nhà

5/5 - (1 bình chọn)

Covid-19 đã kéo dài 1 thời gian và vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm, ca lây nhiễm cộng đồng ngày càng nhiều khiến người dân hoang mang và lo sợ. Hiện nay, các bệnh viện đang bị quá tải bệnh nhân F0 nên những người bị nhiễm sau đó buộc phải tự cách ly và điều trị tại nhà. Nhưng không phải ai cũng có nhiều kiến thức để tự chữa trị.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ 5 biện pháp chăm sóc bệnh nhân covid-19 tại nhà nhằm giúp người nhiễm mau phục hồi sức khỏe và tránh lây lan cho người khác.

Hình ảnh: Chăm sóc bệnh nhân covid-19 tại nhà

1. Theo dõi dấu hiệu sức khỏe

Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân covid-19 tại nhà, người thân và người bị nhiễm cần thường xuyên kiểm tra thân nhiệt 2 lần/ngày. Luôn nhớ rửa tay và rửa nhiệt kế sau khi sử dụng với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

Nếu bệnh nhân bị sốt 38 độ thì chưa cần sử dụng thuốc hạ sốt, trên 38,5 độ thì dùng paracetamol hoặc dùng khăn ấm, vì khăn ấm ẩm giúp ta hạ nhiệt. Có thể chườm ở trán, nách, nơi có nhiều mạch máu sẽ dễ chịu hơn. Đặc biệt phải xem mức độ khó thở và khai báo thông tin với cán bộ y tế để họ nắm bắt tình hình.

Nếu tình hình bệnh nhân bị F0 chuyển nặng, người nhà cần gọi ngay tổng đài 115 hoặc số điện thoại của tổ phản ứng nhanh quận, huyện khi có dấu hiệu chuyển nặng như khó thở, hụt hơi, thở nhanh trên 30 lần/phút, li bì, lừ đừ, tím tái môi, đầu chi… để được cấp cứu kịp thời.

Hình ảnh: Cần theo dõi dấu hiệu sức khỏe của người bệnh thường xuyên

2. Làm sạch không gian ở

Vệ sinh không gian ở là việc làm cần thiết và quan trọng khi chăm sóc bệnh nhân covid-19 tại nhà.

Không gian nơi ở cho bệnh nhân F0 cần được đảm bảo sạch sẽ, tách biệt khỏi các thành viên trong gia đình để tránh lây nhiễm cho người thân. Nếu có thể, người bệnh nên sống trong phòng tách biệt và dùng nhà vệ sinh riêng. Nên đánh dấu không gian riêng cho người bệnh cách xa những người khác tối thiểu 2m.

Khử khuẩn nơi ở và đồ dùng cá nhân cho bệnh nhân thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn. Nên để người bệnh tự làm nếu triệu chứng chưa quá nặng nề. Trong trường hợp cần sự giúp đỡ, người chăm sóc cần trang bị đầy đủ các vật dụng phòng hộ (găng tay, khẩu trang, ủng, áo bảo hộ…).

Ngoài ra, người nhà nên để phòng thông thoáng bằng cách mở cửa sổ trong khoảng 10 phút, cách nhau khoảng 1 – 2 tiếng/lần. Thường xuyên vệ sinh nhà ở bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, đặc biệt là những nơi thường xuyên chạm tay vào (tay nắm cửa, bàn, ghế…).

Hình ảnh: Thường xuyên vệ sinh nhà cửa

3. Rửa tay kỹ càng

Đối với bệnh nhân F0 đang được chăm sóc tại nhà thì cần đặc biệt vệ sinh cá nhân thường xuyên, đặc biệt là rửa tay.

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước tối thiểu 20 giây, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, xì mũi, ho hoặc hắt hơi. Ngoài ra, bệnh nhân cần tránh chạm vào mắt, mũi và miệng khi tay chưa rửa sạch.

Nếu không có xà phòng và nước, thì sử dụng dung dịch sát trùng tay có chứa ít nhất 60% cồn. Xoa dung dịch đều ra toàn bộ bàn tay và chà hai tay vào nhau cho đến khi khô.

Hình ảnh: Rửa tay kỹ càng

4. Vận động cơ thể

Người bệnh nên vận động nhẹ nhàng tại giường nếu triệu chứng khó thở không quá nghiêm trọng. Bạn có thể thực hiện một vài động tác xoay trở tư thế, co duỗi chân tay, hoặc một vài động tác yoga đơn giản, hay đi bộ quanh phòng. 

Bên cạnh đó, bệnh nhân F0 nên tập các bài tập thở nhằm phục hồi chức năng phổi, giúp làm giảm các triệu chứng khó thở, lo lắng và trầm cảm, cải thiện thể chất và chất lượng cuộc sống.

Hình ảnh: Vận động cơ thể nhẹ nhàng trong phòng

5. Ăn uống đủ chất

Khi nhiễm bệnh, quan trọng nhất vẫn là ăn đầy đủ nhóm chất và chú ý thêm các nhóm giúp tăng miễn dịch, không cần một chế độ cao cấp riêng biệt nào. Vì thế, khi chăm sóc bệnh nhân covid-19 tại nhà, người thân nên chuẩn bị cho người bệnh một số thực phẩm chứa chất sau:

  • Chất đạm: Tạo các kháng thể giúp cơ thể chống đỡ bệnh tật, vận chuyển các dưỡng chất. Chất đạm có trong các thực phẩm như thịt, cá, đậu, đỗ, sữa và các chế phẩm, trứng.

  • Chất bột đường: Cung cấp năng lượng cho tất cả các hoạt động của cơ thể, trong một số tế bào và mô như hồng cầu và não bộ, là nguồn cung cấp năng lượng duy nhất. Có thể tìm thấy trong các loại đậu và các loại rau củ có nhiều tinh bột như khoai tây, bắp, bánh mì…

  • Chất béo: Cung cấp năng lượng, giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu mỡ như vitamin A, D, E, K. Các loại dầu, mỡ, bơ, trong thành phần của thịt, sữa, trứng, các loại hạt có dầu.

  • Vitamin và khoáng chất: Nhóm chất này không sinh ra năng lượng, tuy nhiên lại có vai trò rất quan trọng. Một số thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, nâng cao thể trạng, đặc biệt có thể dễ tìm mua trong mùa dịch.

  • Vitamin C: hạn chế sự tiến triển của viêm phổi, hỗ trợ chức năng hô hấp. Vitamin C có nhiều trong rau quả, trái cây như: Cam, chanh, ổi, đu đủ, bưởi…

  • Vitamin D: Hỗ trợ chức năng của hệ tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh. Người bệnh có thể bổ sung vitamin D qua các thực phẩm như cá, lươn, sữa, lòng đỏ trứng, các loại sữa, ngũ cốc…

  • Kẽm: Giúp điều hòa miễn dịch, điều hòa các phản ứng viêm. Các loại thực phẩm giàu kẽm như: Thịt gia cầm, thịt bò, lòng đỏ trứng, các loại hạt đậu, vừng…
Hình ảnh: Bệnh nhân F0 nên ăn uống đầy đủ các nhóm thực phẩm

Đặc biệt, nấm linh chi Hàn Quốc là thực phẩm có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, nâng cao khả năng kháng khuẩn phục hồi sức khỏe hiệu quả.

Nấm linh chi chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể: 90% nước, 10% còn lại gồm: 10% – 40% protein, 2% – 8% chất béo, 3% – 28% carbohydrate, 3% – 32% chất xơ, 8 %- 10% chất tro, vài vitamin, chất khoáng (Kali, Ca, P, Mg, selenium, Fe, Zn, Cu).

Nấm linh chi đã hỗ trợ vào quá trình vận động của các chức năng trong cơ thể và bổ sung dinh dưỡng còn thiếu. Song song với quá trình thanh lọc cơ thể, giải độc, loại nấm này còn kích thích các chuỗi phá ứng sinh hóa trong cơ thể nhờ các khoáng tố vi lượng. Giúp hệ miễn dịch trong cơ thể điều chỉnh và tăng hiệu quả trong việc phục hồi bệnh.

Hình ảnh: Nấm linh chi Hàn Quốc

Chăm sóc bệnh nhân covid-19 tại nhà không phức tạp và khó khăn như nhiều người nghĩ. Nó cũng giống như chăm sóc 1 người bệnh bình thường nên bạn không cần qua lo lắng khi không được cách ly tập trung mà phải tự điều trị.

Chỉ cần tuân theo hướng dẫn của cơ quan y tế và 5 biện pháp trên, bệnh nhân F0 sẽ có hy vọng được khỏe lại. Vì thế, người thân và bản thân người bị nhiễm không cần quá lo lắng và hãy luôn giữ tâm thế lạc quan nhé.

Xem thêm:

6 Cách chăm sóc trẻ em nhiễm Covid-19 tại nhà bố mẹ nên biết

Covid-19 có ảnh hưởng đến tim không? Phòng ngừa như thế nào?

Trả lời