Là loài cây thường gặp trong đời sống hằng ngày, đặc biệt ở những vùng quê hoặc nơi có nhiều cây cối, cây tầm gửi sống kí sinh trên thân của những cây khác như dâu, mít, bưởi, hồng…. Thế nhưng, trong Đông y loài cây này lại được xem như một dược liệu quý mang đến nhiều công dụng khá bất ngờ.
Cây tầm gửi và đặc điểm nhận diện
Tầm gửi (còn gọi chùm gửi)
Chùm gửi có tên khoa học là Loranthus parasiticus (L) Merr họ Tầm gửi (Loảnthaceae) còn gọi là Tang ký sinh (TQ) – chùm gửi.
Có một điều khá thú vị là tầm gửi mọc trên thân cây nào người ta sẽ đặt cho nó cái tên của cây ấy. Chẳng hạn, tầm gửi mọc trên thân cây dâu người ta sẽ đặt cho nó cái tên là tầm gửi cây dâu, tầm gửi cây bưởi, tầm gửi cây mít, tầm gửi cây hồng….
Lưu ý: Tầm gửi trên các cây có độc như cây xoan, trúc đào, thông thiên, cây lim… những loại cây này có độc tính rất cao, có thể truyền độc dược sang cho cây ký sinh là cây tầm gửi nên tuyệt đối không sử dụng vì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Phân biệt chùm gửi cây dâu và cây liễu ký sinh
Cây tầm gửi cây dâu là một cây nhỏ, sống bám trên cây dâu, cành nhỏ màu xo trám, có lông ngắn, lá mọc so le gần như mọc đối, phiến lá hình trứng, gần tròn, dài 3 – 8cm rộng 2,5 – 5cm, mép nguyên. Hoa mọc ở kẽ lá, màu nâu da cam, hoa nở vào mùa đông (tháng 8 – 9) quả tháng 9 – 10. Thường ở cây dâu to, lâu năm ở vườn mới có tầm gửi hoặc ở cây to trong rừng.
Có thể sử dụng cành và lá tầm gửi cây dâu tằm (Ramulus Loranthi) phơi khô, đã được ghi nhận vào Dược điển Việt Nam và Trung Quốc. Ở nước ta cho phép dùng cả tầm gửi trên các cây không độc khác như Sấu, sến, bưởi, sau sau… (theo Trung tâm dược liệu).
Để sử dụng đúng công dụng của loài cây này thì cần phân biệt loài cây này với cây tương tự cũng sống ký sinh trên các loài cây khác, đó là cây liễu (hay còn gọi là Viscum coloratum nakai, có cùng họ với Viscum album Linn) còn gọi là liễu ký sinh, hộc ký sinh hay bắc ký sinh.
Liễu ký sinh có lá mọc đối, gân song song, phiến lá nhỏ dẹt dài 3 – 8cm, rộng 1 – 1,5cm, không có cuống, hoa màu vàng nhạt. Dược điển Trung Hoa ghi nhận dùng cả loại này làm thuốc như tang ký sinh gọi chung tên Ký sinh. Một số loài cây tầm gửi có ở nước ta như: tầm gửi lá nhỏ; tầm gửi dây; tầm gửi sét.
Cách thu hoạch và chế biến
Người ta thường sử dụng cả cây tầm gửi để làm thuốc. Sau khi đem về rửa sạch, phơi hoặc sấy khô rồi đem đi bảo quản. Cũng có thể đem sao vàng chúng lên để hãm với nước uống, có thể dùng để uống thay trà hàng ngày.
Mùa đông chặt lấy những cành có lá, bỏ những đoạn thân to không có lá, phơi nắng thật nhanh rồi phơi râm cho khô, sau đó để dùng dần.
Tầm gửi thường mọc ở đâu
Là loài cây sống ký sinh trên thân cây khác, tầm gửi mọc và sinh trưởng mạnh mẽ. Ở nước ngoài có thể bắt gặp loài cây này ở các nước như Châu Âu, Nam Mỹ, Nga, Trung Quốc, Triều Tiên hay Nhật Bản. Riêng ở Việt Nam, vì sự sinh trưởng khá mạnh mẽ của loài cây này nên người ta không trồng và nhân giống nhiều. Chủ yếu, người ta thu hoạch loài cây này trên thân các loài cây khác.
Công dụng cây tầm gửi ít ai ngờ đến
Là một cây dại và sống ký sinh trên các loài cây khác, hút chất dinh dưỡng của loài cây mà nó sống kí sinh, tưởng chừng như loài cây này không có tác dụng gì đặc biệt, nhiều người đã nhổ bỏ nó đi để cho cây mà nó bám được phát triển mạnh mẽ. Thế nhưng ít ai ngờ tới, cây tầm gửi lại là vị thuốc đem lại nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh. Theo Đông Y, cây tầm gửi có vị đắng nhẹ, tính bình, không độc, có ích cho gan, thận.
Đặc biệt, tác dụng của cây tầm gửi cây gạo đem ngâm rượu được người xưa dùng để hỗ trợ điều trị cao huyết áp, đau nhức xương khớp, nhức mỏi tay chân… rất hiệu quả. Cây tầm gửi còn dùng làm dược liệu điều chế ra nhiều bài thuốc trị bệnh được lưu truyền rộng rãi cho thế hệ sau.
Trị sỏi bàng quang, sỏi thận
Sỏi thận nếu không được điều trị ngăn chặn từ sớm có thể dẫn đến suy thận, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Bệnh sỏi thận có biểu hiện đau nhức, đái ra máu, sốt, đái tắc…. khiến người bệnh đau đớn và khó chịu. Cây tầm gửi với đặc tính bình, nhuận tràng tốt nên trong Đông Y sử dụng cây tầm gửi vào các bài thuốc lợi tiểu, nhằm đẩy lùi bệnh sỏi thận và một số tình trạng tiểu không đúng. Nếu gặp phải các triệu chứng trên tốt nhất hãy đến gặp bác sĩ để có hướng dẫn chính xác nhất.
Chữa bệnh tăng huyết áp
Đối với những người bị tăng huyết áp, có thể sử dụng 20g cây tầm gửi, 20g thảo quyết minh, 15g chi tử, 10g bạch linh, 10g ích mẫu sắc với nước. Uống đều đặn 3 lần/ngày, sau 1 tháng huyết áp sẽ không còn tăng cao, tim đỡ hồi hộp hơn.
Bồi bổ sức khỏe, mát gan
Trong Đông Y người ta thường sử dụng tầm gửi như là một vị thuốc giúp bồi bổ sức khỏe. Những dược chất trong cây có thể tăng chuyển hoá, hồi phục tổn thương gan, đào thải độc tố, giúp gan lợi mật, mang lại cảm giác ngon miệng khi ăn.
Ngoài ra, nó có thể ngăn ngừa được các bệnh như ung thư gan, xơ gan, viêm gan…
Ngoài ra, những người thường xuyên sử dụng rượu bia, có thói quen sinh học xấu, ăn thực phẩm độc hại… cũng nên sử dụng bài thuốc dược liệu này.
Chữa bệnh đau nhức thần kinh tọa
Dùng 20g cây tầm gửi, 15g bạch thược, 15g sinh địa, 10g bạch linh, 5g đương quy, 5g đỗ trọng sắc lấy nước uống. Dùng 3 lần mỗi ngày trước khi ăn sẽ giảm đau nhức. Uống đều đặn trong 2 tháng bệnh sẽ hết hẳn.
Chữa bệnh tê thấp, đau lưng mỏi gối
Nếu sử dụng đều đặn và thường xuyên, chứng đau lưng mỏi gối ở người già sẽ dần được cải thiện. Cách làm như sau: Lấy cây tầm gửi ngâm với rượu 30-45 độ, để trong 1 tháng rồi lấy xoa bóp lên vùng đau nhức. Hoặc dùng tầm gửi hãm với nước để uống như trà.
Giúp lợi sữa cho phụ nữ sau sinh
Phụ nữ mang thai sử dụng cây tầm gửi có tác dụng an thai, lợi sữa sau khi sinh bé và cho bé bú. Phụ nữ sau khi sinh bị ít sữa thì dùng 15g cây tầm gửi, 10g củ cây gai, 10g tía tô, 5g ngải diệp sắc uống khi còn ấm.
Sử dụng tầm gửi thế nào để mang lại hiệu quả
Cách dễ và tiện dụng nhất để dùng cây tầm gửi như một bài thuốc là đem ngâm rượu. Sau đây sẽ hướng dẫn cách ngâm rượu đối với một số loài cây tầm gửi điển hình. Đối với những loài cây tầm gửi khác cũng theo đó mà làm.
Ngâm rượu cây tầm gửi
Cũng như ngâm các loại rượu thuốc khác, cách ngâm rượu cây tầm gửi rất đơn giản. Tuy nhiên, mỗi loại cây tầm gửi khác nhau sẽ có cách ngâm riêng. Có thể ngâm chỉ cây tầm gửi hoặc có thể kết hợp ngâm với nhiều nguyên liệu khác. Chẳng hạn:
Rượu tầm gửi cây mít
Chuẩn bị:
- 1 kg cây tầm gửi trên cây mít phơi khô hoặc để tươi.
- 5 lít rượu trắng 45 độ.
- Bình ngâm rượu thủy tinh.
Cách ngâm:
- Tầm gửi cây mít đem rửa sạch, chặt khúc sao cho vừa bình ngâm, để riêng cành, lá.
- Xếp lá dưới đáy bình, cành để lên trên.
- Từ từ đổ rượu vào bình, sao cho rượu ngập mặt dược liệu từ 5-10cm.
- Ngâm trong 30 ngày là có thể lấy ra dùng. Đối với cây tươi ngâm từ 40-45 ngày là có thể dùng được.
Rượu tầm gửi cây gạo
Nguyên liệu:
- 0,5 kg tầm gửi cây gạo.
- 0,5 kg mỗi vị đỗ trọng, thục địa, đương quy.
- 300g mỗi vị ngưu tất, tế tân, sinh địa, cam thảo, đảng sâm.
- 5 lít rượu trắng 45 độ.
- Bình thủy tinh ngâm rượu dung tích vừa đủ.
Cách làm:
- Tầm gửi cây gạo rửa sạch, chặt khúc để vừa bình ngâm, cành, lá vặt để riêng.
- Xếp lá dưới đáy bình, cành để lên trên.
- Từ từ đổ rượu vào bình, sao cho rượu ngập mặt dược liệu là được.
- Ngâm trong 30 ngày là có thể dùng. Riêng cây tươi ngâm từ 40-45 ngày là uống được.
Đối tượng nào cần dùng cây tầm gửi như một bài thuốc
- Người bị sỏi thận
- Người có vấn đề về gan
- Bệnh nhân cao huyết áp
- Người đau nhức thần kinh tọa.
- Người bị tê thấp, hay đau lưng, mỏi gối.
- Phụ nữ mang thai muốn dùng để an thai.
- Phụ nữ sau sinh bị ít sữa…
Trên đây chúng tôi chia sẻ vài kiến thức về loài cây tầm gửi được xem như một dược liệu có tác dụng rất tốt đối với một số bệnh (trừ một số cây tầm gửi trên các loài cây độc dược). Hiểu được đặc tính của loài cây này, chúng ta có thể áp dụng nó trong đời sống hàng ngày để tận dụng được lợi ích mà nó mang lại.
Tuy nhiên, kiến thức này chỉ mang tính chất tham khảo, loài dược liệu này không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Nếu gặp phải những vấn đề về bệnh tật, tốt nhất người bệnh nên tìm đến những cơ sở y tế uy tín thăm khám để có những tư vấn và phán đoán khách quan nhất.