Đông trùng hạ thảo là một loại thảo dược quen thuộc trong đông y. Thảo dược này không chỉ khác biệt về nguồn gốc mà còn có nhiều công dụng đặc biệt đối với sức khỏe con người.
Nếu biết cách dùng đông trùng hạ thảo đúng thì nó sẽ phát huy tác dụng vượt trội đối với cơ thể người sử dụng.
Có bao nhiêu loại đông trùng hạ thảo?
Đông trùng hạ thảo là thảo dược được hình thành giữa ấu trùng bướm Thitarodes và loài nấm ký sinh Cordyceps sinensis. Sự kết hợp kỳ diệu giữa thực vật và động vật trên đã giúp đông trùng hạ thảo sở hữu hàng trăm dưỡng chất tốt cho sức khỏe.
Đông trùng hạ thảo có nhiều loại và nhờ vào những dưỡng chất tốt cho sức khỏe, thảo dược này đã được chế biến thành nhiều chế phẩm khác nhau để đáp ứng được nhu cầu cho từng đối tượng.
Theo trạng thái
Đông trùng hạ thảo tươi (nguyên con)
Đông trùng hạ thảo tươi chính là hoàn thiện của đông trùng hạ thảo ban đầu, sau giai đoạn nấm mọc ra và phát triển từ cơ thể vật chủ, hàm lượng dinh dưỡng và hoạt tính sinh học được giữ tối đa. Tuy nhiên, do sản lượng không nhiều, con người đã bắt đầu cấy ghép và nuôi trồng bằng thiết bị hiện đại.
Đông trùng hạ thảo khô
Thông qua phương pháp sấy đối lưu hoặc sấy lạnh, hơi nước trong đông trùng hạ thảo tươi sẽ được bay hơi sao cho độ ẩm cuối còn lại là 5%. Việc sấy khô giúp trùng thảo có thể vận chuyển đi nhiều nơi, giữ được lâu và sử dụng thuận tiện hơn. Nhưng hàm lượng dưỡng chất không cao bằng dạng tươi do đã qua sơ chế.
Theo nguồn gốc
Đông trùng hạ thảo tự nhiên
Đây là loại đông trùng hạ thảo quý hiếm, có giá trị nhất, xuất hiện chủ yếu ở vùng núi cao >4000m như Tây Tạng, Tứ Xuyên (Trung Quốc).
Thông thường, loại thảo dược này có giá thành rất đắt vì nguồn hàng khan hiếm, chỉ xuất hiện 1 lần trong năm vào mùa hè nên thu hoạch rất khó khăn.
Đông trùng hạ thảo nhân tạo
Loại này được hình thành thông qua quá trình nuôi cấy đông trùng hạ thảo trên cơ thể ấu trùng nhộng tằm hoặc trên các vật chủ khác như hỗn hợp đậu xanh, vỏ trứng, gạo lứt và nhộng tằm xay nhỏ.
Đông trùng hạ thảo nhân tạo có giá trị sinh học rất cao, gần sát với trùng thảo tự nhiên nhưng giá thành vừa phải hơn. Các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam… đều đã thành công trong việc nuôi cấy đông trùng hạ thảo nhân tạo.
Theo dạng chế phẩm
Đông trùng hạ thảo dạng nước
Đây là chế phẩm kết hợp giữa trùng thảo nguyên con và các loại thảo dược khác, được sản xuất trên dây chuyền hiện đại. Sản phẩm là dung dịch có màu vàng nhạt, vị chua ngọt, được đóng chai hoặc đóng gói để tiện sử dụng và mang theo.
Đông trùng hạ thảo dạng viên
Đây cũng là chế phẩm từ trùng thảo. Trùng thảo sau khi sơ chế thì được tán bột, trộn cùng các nguyên liệu khác và nén thành viên nhộng giống như các viên thuốc trên thị trường.
Đông trùng hạ thảo dạng cao
Cũng giống như các sản phẩm dạng cao khác, cao đông trùng hạ thảo được chiết xuất từ trùng thảo tươi và cô đặc thành dạng sệt, giúp cơ thể dễ hấp thụ và mạng lại hiệu quả cao.
Đông trùng hạ thảo dạng bột
Trùng thảo tươi sau khi rửa sạch sẽ sấy khô và cho vào máy xay nhuyễn thành bột. Sau đó trộn cùng với các loại thảo dược khác ta sẽ có bột đông trùng hạ thảo.
Vậy trùng thảo loại nào là tốt nhất?
Mỗi loại đều có ưu và nhược điểm riêng, song tất cả đều có tác dụng như nhau là bồi bổ sức khỏe và phòng chống bệnh tật.
Tuy nhiên, hiện nay trùng thảo nguyên con đang được người tiêu dùng quan tâm nhiều nhất mặc dù đó là loại mắc nhất vì vẫn giữ nguyên giá trị vốn có của nó. Nhưng không vì thế mà các loại khác của trùng thảo không có giá trị. Tùy vào nhu cầu và tài chính của mỗi người mà chọn cho mình sản phẩm phù hợp.
Cách dùng đông trùng hạ thảo theo từng loại
Cách dùng đông trùng hạ thảo tươi
Cách dùng đông trùng hạ thảo tươi rất đơn giản, có thể dùng để ăn trực tiếp hay ngâm rượu, mật ong hoặc nấu các món như cháo, yến, hầm cùng thịt…
Bạn dùng nước ấm rửa sạch khoảng 3g dạng nguyên con khoảng rồi nhai sống cũng rất tốt, giúp cải thiện giấc ngủ, bồi bổ cơ thể, bổ khí huyết.
Cách dùng đông trùng hạ thảo khô
- Có thể ăn trực tiếp bằng cách ngâm vào nước nóng khoảng 60℃ – 70℃ trong 3 phút và có thể ăn được.
- Pha trà: Dùng khoảng 1g – 2g cho vào ấm trà, rót thêm một lượng nước sôi vừa đủ, hãm trong khoảng 30 phút rồi thưởng thức.
- Ngoài ra có thể dùng trùng thảo trong việc nấu ăn, ngâm rượu, ngâm mật ong.
Cách dùng đông trùng hạ thảo dạng nước
- Đối với loại đóng gói: Người lớn mỗi ngày uống 1 – 2 lần, mỗi lần 1 gói. Còn nếu dùng cho trẻ em thì chỉ bằng ½ liều người lớn.
- Đối với loại đóng chai: Trung bình nên uống từ 2 – 3 chai mỗi ngày, mỗi đợt uống kéo dài khoảng 10 – 20 ngày. Để tránh uống quá liều lượng thì giữa các đợt uống nên cách nhau từ 3 – 7 ngày.
Cách dùng đông trùng hạ thảo dạng bột
- Đối với người lớn: Chia ra mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 muỗng nhỏ hòa với nước ấm.
- Đối với trẻ em trên 15 tuổi: Có thể sử dụng với liều lượng bằng ½ người lớn; dùng khoảng 50ml nước ấm hòa tan đều rồi uống. Uống trước hoặc sau bữa ăn 1 tiếng để cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng hiệu quả nhất.
- Ngoài ra có thể dùng để nấu cháo (rắc trực tiếp bột vào cháo), hầm thịt, hãm trà ( cho bột vào túi lọc, sau đó để túi vào nước sôi và hãm khoảng 30 phút).
Cách dùng đông trùng hạ thảo dạng viên
- Mỗi ngày sử dụng 1 – 2 viên trước khi ăn 30 phút hoặc trước khi đi ngủ để cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng một cách hiệu quả nhất.
- Nếu dùng trùng thảo dạng viên mà phải dùng thuốc tây thì có thể dừng uống viên trùng thảo một thời gian. Nếu muốn dùng cùng lúc thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và thời gian dùng 2 loại sản phẩm cách nhau ít nhất là 3 – 4 tiếng đồng hồ.
Cách dùng đông trùng hạ thảo dạng cao
- Hòa từ 1 – 2 thìa cao trùng thảo cùng 100ml nước ấm. Nên dùng 2 lần/ngày vào sáng hoặc chiều.
- Sử dụng trước bữa ăn tầm 15 – 30 phút.
Lưu ý khi dùng đông trùng hạ thảo
Tuy trùng thảo chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng đối với 1 số người, các thành phần này lại không thích hợp đối với cơ địa và sức khỏe của họ. Vì thế 1 số đối tượng sau không nên dùng sản phẩm.
Trẻ em dưới 5 tuổi
Những hoạt chất có trong trùng thảo là vô cùng hữu ích. Tuy nhiên cơ thể của trẻ dưới 5 tuổi không tương thích với các hoạt chất, có thể bị rối loạn tiêu hóa.
Người mắc bệnh tự miễn dịch
Với người mắc bệnh tự miễn dịch như đa xơ cứng, lupus, viêm khớp dạng thấp… thì không nên dùng trùng thảo và các chế phẩm liên quan. Bởi các hoạt chất trong trùng thảo có thể khiến hệ thống miễn dịch hoạt động mạnh hơn, từ đó làm nghiêm trọng hơn các triệu chứng của bệnh.
Bệnh nhân rối loạn đông máu
Cordyceps trong đông trùng hạ thảo sẽ làm tăng lượng hồng cầu kích thích máu lưu thông nhiều hơn, làm chậm quá trình đông máu. Chính vì vậy không phù hợp với những người bị bệnh máu khó đông.
Ngoài ra, những ai trước phẫu thuật cùng không được sử dụng đông trùng hạ thảo để làm giảm nguy cơ chảy máu, mất máu nhiều.
Phụ nữ mang thai và cho con bú
Việc dùng đông trùng hạ thảo nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ để không ảnh hưởng đến mẹ và bé.
Người đang bị sốt
Trùng thảo có tính ấm, nếu sử dụng khi đang sốt sẽ làm cho bệnh diễn biến phức tạp hơn.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tuyệt đối không được tự ý mua về rồi kết hợp với những thảo dược khác. Nên đọc kỹ thành phần và theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Không chế biến ở nhiệt độ quá cao hoặc quá lâu với lửa lớn, sẽ làm mất dưỡng chất, thường chỉ cần khoảng 1 giờ là tốt nhất.
- Nên nấu bằng nồi đất hoặc ấm sứ, không nấu bằng nồi kim loại.
Trùng thảo là dược liệu quý hiếm và rất tốt cho sức khỏe, cách dùng đông trùng hạ thảo theo từng loại cũng đơn giản, không phức tạp. Tuy nhiên, các đối tượng trên muốn dùng sản phẩm này cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe nhé.