Nấm linh chi – Bí quyết sống thọ cho mọi nhà

5/5 - (1 bình chọn)

Nấm linh chi là cái tên không còn xa lạ trong lĩnh vực ẩm thực và sức khỏe, vừa gia tăng hương vị cho món ăn, vừa tốt cho cơ thể. Từ xa xưa, nấm linh chi được xem là vị thuốc quý trời ban, có tác dụng vượt trội hơn cả nhân sâm và được dùng làm thuốc trị bệnh cho con người.

Hình ảnh: Nấm linh chi

Giới thiệu nấm linh chi

Nguồn gốc

Nấm linh chi có tên khoa học là Ganoderma lucidum, thuộc họ nấm lim. Nấm linh chi còn có những tên khác như tiên thảo, nấm trường thọ, vạn niên nhung.

Trong “Thần nông bản thảo”, nấm linh chi được xếp vào loại siêu thượng phẩm hơn cả nhân sâm và trong “Bản thảo cương mục”, nấm linh chi được coi là loại thuốc quý, có tác dụng bảo can (bảo vệ gan), giải độc, kiện não (bổ óc), tiêu đờm, lợi niệu, ích vị (bổ dạ dày), chống ung thư và lão hóa.

Hình ảnh: Thảo dược này được xem là tốt hơn nhân sâm

Loài nấm này có thể mọc trên thân cây còn sống hoặc đã chết, và chất lượng thì phụ thuộc nhiều vào chất dinh dưỡng ở nơi chúng sống. Nấm linh chi được phân làm 6 loại gọi là “Lục bảo linh chi”, mỗi loại có công dụng khác nhau:

  • Loại màu vàng gọi là Hoàng chi hoặc Kim chi.
  • Loại màu xanh là Thanh chi hoặc Long chi.
  • Loại màu hồng, màu đỏ là Xích chi hay Ðan chi hoặc Hồng chi.
  • Loại màu trắng là Bạch chi hay Ngọc chi.
  • Loại màu đen là Huyền chi hay Hắc chi.
  • Loại màu tím là Tử chi.

Mặt trên của nấm sáng bóng, màu nâu đỏ, mặt dưới có màu nâu nhạt, có các ống rất nhỏ chứa bào tử. Khi còn non, bề mặt mũ nấm có màu trắng hoặc vàng hay nâu nhạt. Cuống nấm dài, hình trụ tròn, có màu nâu bóng. Đầu cuống lệch một bên mũ, hoặc đôi khi nằm giữa trung tâm mũ. Đôi khi nấm linh chi còn có dạng trung gian hình gạc.

Hình ảnh: 6 loại nấm linh chi

Thành phần dinh dưỡng của nấm linh chi

Nấm linh chi có hơn 200 hoạt chất, trong đó có 5 thành phần chính tạo nên công dụng kì diệu của loại nấm này.

Tên hoạt chất Công dụng
Polysaccharides – Làm sạch, loại bỏ độc tố trong gan, đào thải độc tố trong máu.
– Cân bằng lượng đường trong máu và giúp cải thiện chức năng tuyến tụy.
– Nâng cao khả năng miễn dịch và phòng ngừa các chất độc hại xâm nhiễm vào cơ thể.
– Kìm hãm sự phát triển của tế bào u ác tính, ngăn chặn sự thoái hóa của tế bào.
Germanium hữu cơ– Cải thiện chức năng não bộ và dây thần kinh.
– Tăng cường khả năng trao đổi chất.
– Ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do và tế bào ung thư.
Adenosine– Giảm cholesterol và mỡ.
– Cân bằng quá trình trao đổi chất.
– Cải thiện chức năng thần kinh và tuần hoàn máu.
– Tăng cường chức năng gan.
– Ngăn ngừa kết dính tiểu cầu, giảm nguy cơ tắc nghẽn trong hệ thống tuần hoàn.
Triterpenes– Điều chỉnh các chức năng tiêu hóa và nội tiết. 
– Kiểm soát cholesterol trong máu, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.
– Giảm dị ứng, ngăn ngừa tắc nghẽn xoang và các vấn đề về hô hấp.
Tinh chất Ganoderic– Giải độc tố trong cơ thể và nuôi dưỡng làn da.
– Ngăn chặn thiệt hại tế bào từ các gốc tự do, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào mới làm đẹp da.
– Phục hồi vết thương nhanh chóng.

Nấm linh chi có tác dụng gì?

Tốt cho hệ miễn dịch

Nấm linh chi chứa các hoạt chất Germanium hữu cơ, Polysaccharides và Triterpenes có tác dụng làm tăng nồng độ chất chống oxy hóa, làm sản sinh các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu. Kìm hãm sự phá hủy tế bào khỏe của chất gây hại.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Nấm linh chi làm sạch ruột, tăng cường quá trình trao đổi chất cho cơ thể. Hợp chất Polysaccharides, Adenosine giúp phục hồi và đào thải chất độc trong gan, giảm cholesterol, ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh.

Hình ảnh: Nấm linh chi tốt cho tiêu hóa

Hỗ trợ huyết áp, tim mạch

thảo dược này có khả năng cải thiện lưu lượng máu, cung cấp oxy cho cơ tim, điều hòa huyết áp, giảm cholesterol và ngăn ngừa sự kết dính tiểu cầu.

Hỗ trợ bệnh tiểu đường

Polysacchanride giúp thúc đẩy quá trình điều tiết Insulin, cải thiện nhiều chức năng cơ bản của Insulin, làm giảm đường huyết trong máu người mắc bệnh tiểu đường.

Hình ảnh: Nấm linh chi tốt cho sức khỏe tim mạch

Tốt cho hệ thần kinh

Đối với người cao tuổi, nấm linh chi có tác dụng tăng cường trí nhớ, giúp đầu óc minh mẫn tỉnh táo. Giúp an thần, chống suy nhược thần kinh kéo dài.

Ngoài ra, thảo dược này còn rất tốt đối với người thường xuyên bị stress, căng thẳng do công việc, học tập. Giúp đánh bay cảm giác mệt mỏi, tăng cường máu nên não, từ đó giúp tỉnh táo tinh thần, nâng cao hiệu suất làm việc. 

Tốt cho da

Tinh chất Ganoderic giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào mới cho da, giải độc tố trong cơ thể. Phòng chống các bệnh ngoài da như dị ứng, mụn trứng cá, nấm da.

Phòng ngừa, hỗ trợ điều trị ung thư

Germanium trong nấm linh chi giúp ngăn chặn ung thư trong cơ thể, ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do và tế bào ung thư. Hợp chất Polysaccharides làm kìm hãm sự phát triển của tế bào u ác tính, ngăn chặn sự thoái hóa của tế bào.

Hình ảnh: Dùng nấm thường xuyên sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư

Cách dùng nấm linh chi

Nấm linh chi nấu nước uống

Cho khoảng 300g – 500g nấm linh chi ( có thể để nguyên cây hoặc thái lát) nấu sôi trong vòng 30 phút, sau đó để nguội và lấy nước uống, có thể thay bằng nước lọc bình thường.

Hình ảnh: Nước nấm linh chi

Nấm linh chi ngâm rượu

Có thể dùng nguyên cây hoặc thái thành từng lát mỏng ngâm với rượu trắng khoảng 39 độ, để trong thời gian khoảng 15 – 20 ngày là có thể sử dụng được.

Ngâm rượu nấm linh chi trong bình thủy tinh để quan sát màu cũng như chất lượng của rượu dễ dàng hơn.

Hình ảnh: Nấm linh chi ngâm rượu

Nấm linh chi ngâm mật ong

Cách 1:

  • Nghiền 1kg bột nấm linh chi và trộn đều cùng với 2 lít mật ong nguyên chất.
  • Sau đó đổ vào hũ thủy tinh, đậy kín và bảo quản ngăn mát tủ lạnh. Có thể bảo quản từ 3-6 tháng.

Cách 2:

  • Thái từng lát mỏng nấm linh chi, sau đó cho vào nồi. Đổ nước vừa ngập nấm và đun sôi. Đến khi nước sôi thì hạ lửa nhỏ.
  • Để nước sôi trong vòng 30-40 phút cho ra hết dưỡng chất, sau đó chờ nước nguội hoàn toàn thì bắt đầu cho mật ong vào, khuấy đều.
  • Bảo quản trong bình thủy tinh đậy kín nắp, để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.
  • Nên dùng trong vòng 1 tuần là tốt nhất.
Hình ảnh: Nấm linh chi ngâm mật ong

Nấu ăn bằng nấm linh chi

Bạn có thể dùng nấm trong các món như hầm, súp, cháo… Giúp lấy lại sức khỏe nhanh chóng cho người mới ốm dậy và bồi bổ cơ thể cho người già.

Lưu ý khi dùng nấm linh chi

  • Không nên dùng nấm linh chi khi đói vì sẽ bị xót ruột, viêm dạ dày gây đau bụng,  chóng mặt, buồn nôn, nếu dùng quá liều sẽ bị huyết áp cao, ngất xỉu.
  • Không nên nấu nấm linh chi bằng nồi kim loại mà nên thay bằng nồi đất. Vì trong quá trình nấu, kim loại kết hợp với một số chất có trong nấm sẽ gây ảnh hưởng không tốt, ức chế tác dụng của nấm.
  • Không cho trẻ dưới 2 tuổi dùng nấm linh chi, vì hệ tiêu hóa còn non nớt chưa thể hấp thu được nhiều dưỡng chất, có thể dẫn đến tình trạng phản ứng phụ.
  • Bà bầu chỉ nên dùng nấm linh chi ở giai đoạn giữa thai kỳ ( tháng thứ 4, 5, 6, 7 ). Tuyệt đối không dùng ở giai đoạn đầu cũng như cuối thai kỳ. Nếu sử dụng ở đầu thai kỳ sẽ làm tử cung co bóp dẫn tới sảy thai, ra máu. Mặt khác nếu dùng ở cuối thai kỳ, nhất là khi gần sinh em bé, tử cung co bóp dễ dẫn đến sinh non.
Hình ảnh: Nấm linh chi đỏ

Kết luận

Nấm linh chi không chỉ được biết đến là nguyên liệu để chế biến các món ăn bổ dưỡng, mà nó còn đóng vai trò là nhân tố góp phần cải thiện và nâng cao sức khỏe con người.

Chính vì thế, hãy bổ sung thảo dược này vào thực đơn hằng ngày cho gia đình để mọi thành viên đều có thể tăng cường sức khỏe và chống lại những tác nhân xấu từ môi trường nhé.

Xem thêm:

Các sản phẩm từ nấm linh chi Hàn Quốc tốt nhất hiện nay

Trả lời