Việc sử dụng sâm rất an toàn và mang đến sức khỏe tốt cho người lớn. Tuy nhiên, đối với các mẹ đang cho con bú có nên uống sâm không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Giải đáp việc cho con bú có nên uống sâm không?
Với phụ nữ cho con bú có nên uống sâm không? Trong nhân sâm có chứa những hoạt chất có lợi cho sức khỏe như: Saponin, Ginsenosides, Peptit, Polysaccharides, Vitamin và khoáng chất thiết yếu,…nhưng có một số chất sẽ không an toàn khi sử dụng kéo dài ở phụ nữ tiền mãn kinh, trong thời kỳ kinh nguyệt.
Đặc biệt, những phụ nữ có thai và đang cho con bú là những đối tượng có cơ thể nhạy cảm và có thể ảnh hưởng xấu đến em bé. Dù sâm có nhiều lợi ích sức khỏe và cơ thể con người, vì vậy, việc phụ nữ cho con bú có nên uống sâm không cần được cân nhắc với các lý do sau đây:
Tác dụng phụ: Nhân sâm có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe bà bầu và thai nhi như: run rẩy, mất ngủ, kích ứng và phát ban trên da, buồn nôn, tiêu chảy.
Hiệu quả không được chứng minh trong thời kỳ cho con bú: Mặc dù sâm được cho là có nhiều lợi ích cho sức khỏe, như tăng cường hệ miễn dịch, giảm căng thẳng, hỗ trợ tăng cường năng lượng, nhưng hiện chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh rõ ràng về tác dụng của sâm đối với phụ nữ đang cho con bú.
Tiềm ẩn nguy cơ: Một số thành phần trong sâm có thể đi vào sữa mẹ và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Do đó, việc tiếp xúc với sâm có thể mang theo một số nguy cơ không mong muốn.
Tuy nhiên, mỗi đối tượng có cơ địa và tình trạng sức khỏe khác nhau. Nếu bạn quan tâm đến việc cho con bú có nên uống sâm không, hãy đến tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chăm sóc bà bầu một cách khoa học, phù hợp với trạng thái sức khỏe của mẹ và em bé.
Cách sử dụng sâm mang lại hiệu quả cho mẹ sau sinh
Chắc hẳn bạn đã tìm được câu trả lời phụ nữ cho con bú có nên uống sâm không, khi trẻ nhỏ dừng việc uống sữa mẹ thì các mẹ mới nên dùng đến loại dược liệu này để phục hồi sức khỏe và dưỡng da một cách an toàn và nhanh chóng hơn.
Sử dụng trực tiếp: Chỉ cần rửa sạch nhân sâm, thái lát vừa ăn và ngâm trực tiếp 2-3 lát mỗi ngày vào buổi sáng, trưa hoặc sấy khô, hãm trà, thêm vào các món ăn hàng ngày như xào, nấu cháo hay hầm soup.
Làm mặt nạ nhân sâm: Với những nguyên liệu và cách làm đơn giản cho nhân sâm và mật ong vào trong máy theo tỉ lệ 2:1 rồi xay nhuyễn. Sau đó cho hỗn hợp đã xay vào hũ thuỷ tinh, ngâm trong vòng 1 ngày là có thể sử dụng. Khi làm sạch da mặt, bạn đắp hỗn hợp mặt nạ nhân sâm mật ong lên mặt thư giãn trong vòng 15 – 20 phút rồi rửa lại với nước sạch.
Các đối tượng khuyến cáo không nên uống sâm
Với những dưỡng chất quan trọng cho sức khỏe con người và ngoài đáp án cho con bú có nên uống sâm không, thì sau đây là một số đối tượng được khuyên không nên dùng đến nhân sâm:
Phụ nữ mang thai: Sâm có thể gây tổn thương cho thai nhi hoặc gây ra các vấn đề về thai kỳ. Do đó, phụ nữ đang mang thai nên tránh sử dụng sâm.
Phụ nữ cho con bú: Hiện nay chưa có nghiên cứu chứng minh nào cho thấy sâm có tác dụng tốt lên trẻ sơ sinh. Vì vậy, các mẹ đang cho con bú nên tránh việc dùng sâm để đảm bảo an toàn cho bé.
Người mắc bệnh tự miễn (Autoimmun): Sâm có thể tăng cường hệ miễn dịch, điều này có thể gây hại đến những người mắc bệnh lupus, tăng miễn dịch, viêm khớp.
Người mắc bệnh tiểu đường: Sâm có thể tác động đến mức đường huyết, gây biến động đường máu. Do đó, người mắc bệnh tiểu đường nên thận trọng khi sử dụng sâm và tốt nhất là tham khảo ý kiến bác sĩ.
Người mắc bệnh cao huyết áp: Sâm có thể tăng huyết áp, do đó người mắc bệnh cao huyết áp nên hạn chế việc sử dụng sâm hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bên cạnh những đối tượng trên, với những người bị dị ứng với các thành phần khác, đang dùng thuốc chữa trị hoặc có tiền sử bệnh nặng cũng không được dùng đến sâm.
>>> Xem thêm: Sâm không nên ăn gì? Những nguy hiểm nếu kết hợp với nhau