6 Cách chăm sóc trẻ em nhiễm Covid-19 tại nhà bố mẹ nên biết

5/5 - (1 bình chọn)

Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), tính đến nay đã có hơn 1000 trẻ dưới 16 tuổi (5,8%) mắc Covid-19. Tỷ lệ này khá cao so với những đợt dịch trước ở nước ta. Đa số trẻ mắc bệnh đều do lây nhiễm từ gia đình. Nhưng may mắn là hầu hết trẻ nhiễm bệnh đều thuộc nhóm không có triệu chứng hoặc ở thể nhẹ.

Mặc dù thế, chăm sóc trẻ em nhiễm Covid-19 vẫn cần phải đặc biệt chú ý để bệnh không trở nên nghiêm trọng hơn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra 6 cách giúp bố mẹ chăm sóc con mình trong thời điểm này nhằm tăng tỷ lệ hồi phục sức khỏe.

Hình ảnh: Chăm sóc trẻ em nhiễm Covid-19 tại nhà

Dấu hiệu trẻ em bị nhiễm Covid-19

Ở người lớn, các triệu chứng phổ biến khi bị nhiễm Covid-19 bao gồm sốt và ho, trong trường hợp nghiêm trọng hơn có thể bị viêm phổi nặng và khó thở, sốc hoặc đông máu lan tỏa.

Trẻ em bị Covid-19 cũng có thể có những triệu chứng này, nhưng khả năng bị bệnh nặng sẽ ít hơn. Các triệu chứng của trẻ em bao gồm:

  • Ho.
  • Sốt hoặc ớn lạnh.
  • Thở gấp hoặc khó thở.
  • Đau nhức cơ hoặc cơ thể.
  • Viêm họng.
  • Mất vị giác.
  • Bệnh tiêu chảy.
  • Đau đầu.
  • Mệt mỏi.
  • Buồn nôn.
  • Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.

Nếu 1 số trẻ có bệnh nền như: Rối loạn di truyền, bệnh lý thần kinh nặng, bệnh tim bẩm sinh, bệnh hồng cầu hình liềm, béo phì, tiểu đường, bệnh thận mãn tính, hen suyễn, các bệnh phổi khác… thì các triệu chứng bệnh có thể sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Hình ảnh: Bị sốt có thể là dấu hiệu trẻ bị nhiễm Covid-19

6 Cách chăm sóc trẻ em bị nhiễm Covid-19 tại nhà

1. Theo dõi tình trạng sức khỏe của con

Đa số trẻ em khi mắc Covid-19 sẽ có các biểu hiện nhẹ tương tự như cảm thông thường, bao gồm sốt, ho, đàm… Bố mẹ có thể điều trị cho con tương tự như khi bị cảm cúm.

Nếu trẻ bị sốt > 38,5 độ C, bố mẹ nên cho con uống thuốc hạ sốt như Paracetamol liều 10-15 mg/lần, có thể lặp lại mỗi 4-6 giờ, ngày không quá 4 lần. Nếu sau khi dùng thuốc hạ sốt 2 lần không đỡ, cần thông báo ngay cho nhân viên y tế quản lý người mắc Covid-19 tại nhà để xử lý.

Nếu bị ho, con có thể dùng thuốc giảm ho theo hướng dẫn của bác sĩ. Bố mẹ cũng có thể tham khảo dùng thêm các vitamin theo đơn thuốc của bác sĩ.

Trẻ mắc Covid-19 cũng thường kèm rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy do sự xâm nhập của virus qua đường tiêu hóa. Phụ huynh nên lưu ý và chuẩn bị sẵn trong nhà các thuốc tiêu chảy để phục hồi hệ vi sinh vật có lợi tại đường ruột. 

Khi chăm sóc trẻ em nhiễm Covid-19, bố mẹ cần thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của con để kịp thời có biện pháp chữa trị phòng khi các biểu hiện trở nên nặng hơn.

Hình ảnh: Cần theo dõi tình trạng sức khỏe của con thường xuyên

2. Hướng dẫn con vệ sinh cá nhân đúng cách

Nói cho con bạn biết tầm quan trọng của việc vệ sinh cá nhân bằng cách tắm hàng ngày, rửa tay bằng xà phòng tối thiểu 20 giây sau khi đi vệ sinh hay chạm vào các đồ vật, cắt móng tay… Hạn chế chạm vào mắt, mũi, miệng khi tay chưa sạch

Nếu không có xà phòng, hãy sử dụng nước rửa tay có chứa ít nhất 60% cồn. Đối với trẻ dưới 6 tuổi cần có sự giám sát của người lớn khi trẻ sử dụng nước rửa tay. Và thường xuyên súc miệng bằng nước muối hay nước súc miệng; giữ ấm vùng ngực, cổ; uống nước ấm thường xuyên.

Hình ảnh: Khuyến khích con rửa tay thường xuyên

3. Khuyến khích con hoạt động thể chất

Tập Yoga, nhảy dây, đi cầu thang bộ vài lần hay nhảy theo nhạc là những lựa chọn mà bạn có thể giữ cho con hoạt động thể chất. Điều quan trọng là đảm bảo con được tiếp xúc đầy đủ với ánh nắng mặt trời, ngay cả khi chỉ ở trong nhà.

Ngoài ra, bạn có thể cùng con tham gia các hoạt động như: Tô màu, làm thủ công, chơi cờ…, để con vừa có thể giải trí vừa nâng cao khả năng sáng tạo, giúp con giảm bớt sự lo lắng về việc mình đang bị bệnh.

Hình ảnh: Tham gia các hoạt động cùng con trong thời gian chữa bệnh tại nhà

4. Thường xuyên lau dọn nhà cửa và đồ chơi của con

Bố mẹ cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh. Nhà cửa và nơi sinh hoạt của con phải được tiệt trùng, lau chùi thường xuyên.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên vệ sinh các vật dụng, đồ chơi của bé, những vị trí nhiều người chạm vào như tay nắm cửa, nên dùng chất cồn hoặc dung dịch kháng khuẩn để loại bỏ tối đa các loại virus, vi khuẩn bám vào.

Hình ảnh: Thường xuyên vệ sinh đồ chơi của con

5. Có chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng

Để chăm sóc trẻ em nhiễm Covid-19 1 cách hiệu quả, quan trọng nhất vẫn là chế độ ăn đầy đủ chất và chú ý thêm các nhóm giúp tăng miễn dịch.

Khuyến khích trẻ thường xuyên uống nước lọc, nước chanh, nước dừa để hấp thụ đủ các khoáng chất và vitamin hydrat hóa.

Bổ sung các thực phẩm giàu protein: Trứng, thịt, cá… để tăng sức đề kháng cho trẻ.

Tăng cường các thực phẩm giàu kẽm như tôm, cua, gan động vật, thịt bò, các loại ngũ cốc… Chúng không chỉ cung cấp đầy đủ chất kẽm cho cơ thể mà còn giúp tăng sức đề kháng, giúp trẻ chống lại những vi rút gây bệnh.

Bổ sung các loại rau củ, hoa quả chứa nhiều vitamin C, E giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp nhuận tràng, tránh táo bón ở trẻ.

Bố mẹ cũng cần tập cho bé một lối sống lành mạnh: Đảm bảo cho con ngủ đủ giấc, đúng giờ; rèn luyện cơ thể thường xuyên; tắm nắng để hấp thụ vitamin D…

Hình ảnh: Bổ sung cho con đầy đủ các nhóm thực phẩm khi điều trị tại nhà

Ngoài ra, có thể chăm sóc trẻ em nhiễm Covid-19 bằng cách cho trẻ dùng các sản phẩm chế biến sẵn làm từ thảo dược thiên nhiên như nước hồng sâm baby Hàn Quốc.

Nước hồng sâm baby được chiết xuất từ những củ hồng sâm đạt chất lượng cao. Cùng sự kết hợp của một số loại thảo dược đông y quý hiếm, các vitamin đã tạo nên sản phẩm mang hương vị đặc trưng và kích thích vị giác của trẻ.

Nếu uống sản phẩm trong một thời gian dài, cơ thể trẻ sẽ có khả năng chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh, giúp con bạn khắc phục những bệnh thường gặp như cảm cúm hay tăng sức đề kháng vượt qua bệnh Covid-19 này.

Tuy nhiên cần lưu ý, nước hồng sâm baby không dành cho trẻ dưới 2 tuổi. Vì lúc này, nhiều cơ quan trong cơ thể trẻ vẫn còn đang hoàn thiện và phát triển. Mặc dù thành phần trong sản phẩm không gây hại, nhưng để an toàn, phụ huynh không nên cho con mình uống khi trẻ chưa đủ 2 tuổi.

Hình ảnh: Nước hồng sâm baby Hàn Quốc

6. Gọi điện cho cơ quan y tế khi triệu chứng trở nên trầm trọng

Nếu trong quá trình chăm sóc tại nhà, con bạn có biểu hiện trở nên nghiêm trọng như: Sốt kéo dài, đau bụng, nôn mửa hoặc tiêu chảy, phát ban, kết mạc mắt đỏ, môi đỏ, nứt nẻ, sưng bàn tay, bàn chân, hạch bạch huyết vùng cổ, nhức đầu, lú lẫn, khó thở, bạn hãy gọi cho bác sĩ hoặc trung tâm y tế gần nhất để được hướng dẫn cụ thể và điều trị kịp thời.

Hình ảnh: Gọi ngay cho bác sĩ hoặc trung tâm y tế gần nhất nếu dấu hiệu trở nên trầm trọng

Khi chăm sóc trẻ em nhiễm Covid-19 tại nhà, phụ huynh cần bình tĩnh và thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ. Đồng thời hãy duy trì tinh thần lạc quan để con không cảm thấy lo lắng và cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Xem thêm:

[CHÚ Ý] 5 biện pháp chăm sóc bệnh nhân covid-19 tại nhà

Trả lời