Đông trùng hạ thảo Bhutan được mệnh danh là “thần dược”, bởi thành phần và công dụng chữa bệnh và bồi bổ cơ thể vượt trội hơn so với các loại thảo dược khác. Vậy Đông trùng hạ thảo là gì? Hãy cùng Việt Hàn tìm hiểu trong bài viết sau nhé!
Đông trùng hạ thảo là gì?
Đông trùng hạ thảo là gì? Là động vật hay thực vật? Đây là câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Bởi vì chúng đôi khi nhìn như cây cỏ, khi thì trông như một loại sâu. Nhưng thực ra Đông trùng hạ thảo là sự kết hợp của cả hai loài trên, và đúng như tên gọi của nó, chúng giống như con sâu bướm vào mùa Đông (Đông trùng) nhưng đến mùa hè lại trông như một loài thảo mộc (hạ thảo). Đông trùng hạ thảo là một loại thảo dược quý có bản chất là dạng ký sinh của loại nấm Ophiocordyceps sinensis thuộc nhóm nấm Ascomycetes trên cơ thể ấu trùng của một vài loài bướm trong chi Thitarodes.
Đông trùng hạ thảo Bhutan được tìm thấy ở độ cao 4.000 – 5.000m so với mực nước biển, nằm ở trên vùng núi cao nguyên tại Vương quốc Bhutan và được nhà khoa học đánh giá là một trong những loại Đông trùng hạ thảo tốt nhất hiện nay.
Đặc điểm nhận dạng
Việc tìm kiếm và thu hoạch Đông trùng hạ thảo vô cùng khắc nghiệt, mà bên cạnh đó việc nhận biết những con đông trùng trên vùng núi cao lại còn khó hơn, dưới đây là cách để nhận biết đông trùng hạ thảo:
- Đông trùng hạ thảo có kích thước từ 3- 5cm với đường kính 0,3- 0,7cm, được chia làm 2 phần đó là phần “trùng” và “thảo”. Phần “thảo” dài gần bằng hoặc dài hơn phần “trùng” một chút. Bề mặt “thảo” có màu của cành cây khô, đoạn gần gốc “thảo” hơi ngả vàng, ngọn “thảo” vuốt nhọn.
- Phần mắt phẳng, không lồi có màu nâu đỏ, thân cổ màu đen sẫm thuộc dòng quý hiếm trên thế giới hiện nay, phần đầu của “thảo” hơi vuông đặc trưng.
- Các vân của phần “trùng” có 3 vân nối liền sát thành 1 đốt, có phần “thảo” nối với thân sâu rất tự nhiên, không có vết nối bất thường.
- Mỗi con Trùng thảo có đủ 8 cặp chân: 4 cặp chân ở giữa căng tròn rõ rệt; 3 cặp chân gần đầu bị thoái hóa, liền sát nhau và 1 cặp chân ở đuôi rất rõ.
- Khi bẻ đôi đoạn gần đầu “trùng” sẽ thấy ở giữa mặt cắt có 1 vệt đen mờ hình chữ V, đó là đường tiêu hóa của “trùng”.
Công dụng của Đông trùng hạ thảo Bhutan
Vào thời điểm tháng 7 mỗi năm là mùa thu hoạch Đông trùng hạ thảo tốt nhất. Vậy thì thành phần và công dụng của đông trùng hạ thảo như thế nào.
Trong đông trùng hạ thảo có chứa đến 17 loại acid amin quan trọng như: D-mannitol, K, Al cùng các hoạt chất quý hiếm: Axit Cordiceptic, Adenosin, Cordycepin, hydroxyethyl- adenosine, đáng chú ý hơn là nhóm hoạt chất HEAA. Ngoài ra còn có hợp chất lipid, các loại vitamin (A, B2, C,…) cùng với các nguyên tố vi lượng (Al, Si, K, Na…).
- Cordycepin (3’- deoxyadenosine): Là nucleoside được phân lập từ Đông trùng hạ thảo. Đây là một chất kháng sinh chỉ có trong tự nhiên và không thể bào chế được, chúng có tác dụng chống lại các loại virus và vi khuẩn. Ngoài ra, cordycepin có thể ngăn chặn bệnh lao, bệnh ung thư đặc biệt là ung thư máu.
- Adenosine: Là một loại nucleoside có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa năng lượng của cơ thể, giúp cải thiện tuần hoàn ngoại biên và tim mạch, cải thiện năng lực cho cơ bắp, giảm sinh trưởng của các tế bào thoái hóa, tăng lượng oxy trong máu…
- Nhóm hoạt chất HEAA (Hydroxy- Etil- Adenosine- Analogs): Có tác dụng kháng khuẩn, kháng vi rút mạnh và đặc biệt có thể làm chậm quá trình phá hủy cơ thể của vi rút HIV.
- Axit cordiceptic (một dạng D-mannitol): Giúp giảm ho và hen suyễn, giảm đường huyết và kháng khuẩn.
- SOD (Superoxide Dismutase): Là enzyme chống oxy hóa mạnh giúp phân hủy các phân tử gây hại cho cơ thể, giúp bảo vệ làn da, ngăn ngừa tổn thương các mô, bảo vệ sức khỏe cơ thể.
- Polysaccharide: Trong Đông trùng hạ thảo là chất có tác dụng gia tăng hệ miễn dịch, chống ung thư, điều trị các bệnh về tim, phổi, viêm phế quản mãn tính ở tuổi già cũng như cải thiện khả năng giải độc của gan.
- Mannitol: Là chất có thể tìm thấy ở nhiều thực vật, nhưng ở nấm Đông trùng hạ thảo có hàm lượng diosmol là cao nhất. Ngoài công dụng làm giảm mỡ máu, đường máu và cholesterol, mannitol còn làm giãn mạch máu, phòng chống các bệnh về tim mạch rất hiệu quả.
Cách dùng Đông trùng hạ thảo Bhutan
Cách 1: Đông trùng hạ thảo Bhutan ăn trực tiếp
Sau khi làm sạch, người dùng có thể cho đông trùng hạ thảo vào miệng nhai nhuyễn rồi uống nước. Cách này có thể không phù hợp với một số người vì nó hơi cứng và có mùi vị hơi tanh. Mỗi ngày dùng từ 1 đến 3 con.
Cách 2: Dùng đông trùng hạ thảo Bhutan hãm trà
Dùng khoảng từ 1-3 con trùng thảo ngâm trong cốc nước nóng 60 – 80 độ C cho đến khi nước nguội thì uống rồi nhai hết cả xác.
Cách 3: Ngâm rượu với đông trùng hạ thảo Bhutan
Trùng thảo 10gram ngâm với 3 lít rượu trắng. Ngâm trong vòng 30 ngày, sau khoảng thời gian trên có thể dùng mỗi ngày 20ml.
Cách 4: Dùng đông Trùng Hạ Thảo Bhutan nấu cháo
Đây là cách dùng cho người đang bị bệnh, người già yếu. Dùng từ 1- 3 con trùng thảo xay nhuyễn và cho vào bát cháo. Ngoài ra có thể hầm với những thực phẩm bổ dưỡng khác.
Hy vọng qua bài viết Đông trùng hạ thảo Bhutan giúp bạn hiểu thêm về loại thảo dược quý hiếm này. Nếu có ý kiến hay thắc mắc nào, bạn hãy để lại phản hồi ở bên dưới nhé!
>> Xem thêm: Những điều cần biết về bột đông trùng hạ thảo Hàn Quốc