Mặc trái của hoa đậu biếc ảnh hưởng tới sức khỏe cần chú ý

5/5 - (1 bình chọn)

Hoa đậu biếc là một loại thảo mộc tốt cho sức khỏe, giúp an thần, giảm căng thẳng và có ích cho trí não, được áp dụng để chế biến thành các món ăn hay dùng để pha trà.

Nhưng 1 số người chưa hiểu rõ bản chất nên đã thần thánh hóa công dụng của loài hoa này, khiến nhiều người tin tưởng và sử dụng mà không tìm hiểu kỹ. Điều này có thể gây ra tác dụng phụ không tốt đối với 1 số đối tượng.

Hình ảnh: Hoa đậu biếc

Hoa đậu biếc không tốt cho 1 số đối tượng

Trong rễ và hạt của hoa đậu biếc có thành phần nhỏ lượng chất độc, thường dùng trong điều chế thuốc tẩy, thuốc xổ, trị côn trùng đốt, rắn cắn… Nếu ăn phải có thể khiến bạn gặp phải tình trạng buồn nôn.

Tuy nhiên, hoa của cây này không chứa chất độc gì nên thường được sử dụng làm trà, nấu ăn và chữa bệnh. Mặc dù thế, 1 số đối tượng sau cần chú ý khi sử dụng loài hoa này.

Người bị huyết áp thấp

Hoa đậu biếc mang tính hàn, có thể gây lạnh bụng và chứa thành phần làm hạ huyết áp, giảm đường huyết.

Do đó những người có tiền sử huyết áp thấp không nên dùng nhiều kẻo gây ra tình trạng choáng váng và chóng mặt, buồn nôn.

Phụ nữ có kinh nguyệt, đang mang thai và Người đang dùng thuốc chống đông máu

Nếu tiêu thụ nhiều hoa này, hợp chất chống oxy hóa Anthocyanin sẽ gây ức chế tính ngưng kết tiểu cầu, làm giãn cơ trơn mạch máu, chậm đông máu, khiến thuốc chống đông máu mất tác dụng và thúc đẩy sự co bóp tử cung đối với phụ nữ mang thai.

Vì thế, hoa đậu biếc không phù hợp cho phụ nữ có thai, đang có kinh nguyệt và người dùng thuốc chống đông máu.

Người cao tuổi, trẻ nhỏ

Người cao tuổi thường có bệnh nền mạn tính, việc dùng thêm bất cứ thực phẩm chứa hoạt chất Anthocyanin như hoa đậu biếc cũng cần phải thận trọng.

Ngoài ra, cơ thể của trẻ nhỏ vẫn còn non yếu, chưa hoàn thiện nên không phù hợp để sử dụng trà hay thức ăn chứa hoa này khi có lẫn hạt nếu nấu không cẩn thận.

Nhưng nếu trẻ thích uống, bạn có thể cho con uống 2 bông mỗi lần, uống cách ngày. Quan sát phản ứng để đảm bảo trẻ không gặp bất kỳ vấn đề nào. 

Người đang điều trị bệnh, người sắp phẫu thuật

Đối với người chuẩn bị làm phẫu thuật thì nên hạn chế sử dụng loại hoa này. Lý do là bởi hoa đậu biếc dù ăn sống, uống trà đều không có lợi cho việc chữa lành vết thương sau phẫu thuật.

Hình ảnh: 1 số đối tượng không nên dùng đậu biếc

Uống hoa đậu biếc có tốt không?

Hoa đậu biếc chỉ chứa độc tố tại rễ và hạt, hoa thì không có bất kỳ chất độc nào và chứa thành phần Proanthocyanidin, giúp cải thiện hệ thần kinh trung ương, cải thiện lưu thông máu và tăng cường trí nhớ.

Khi nấu ăn, làm trà hay chữa bệnh, người ta cũng chỉ dùng hoa mà không dùng các bộ phận khác. Vì thế, hoa này vẫn có nhiều tác dụng hữu ích đối với sức khỏe con người.

Giảm căng thẳng

Các chất chống oxy hóa trong hoa đậu biếc được chứng minh là giúp cải thiện tâm trạng và thư giãn thần kinh, giúp bạn có giấc ngủ chất lượng hơn.

Một nghiên cứu cũng cho biết, trà từ loài hoa này có tác động tích cực đến hệ thần kinh trung ương, mang lại hiệu quả trong việc chống trầm cảm, căng thẳng và lo âu.

Hình ảnh: Trà đậu biếc

Hạn chế lão hóa

Đậu biếc có khả năng loại bỏ triệt để các gốc tự do – nguyên nhân chính làm tổn thương tế bào máu và gây nên sự hình thành và phát triển của các bệnh ung thư.

Trà hoa đậu biếc còn có thể làm ức chế quá trình Glycation – quá trình hủy hoại protein gây lão hóa làn da, làm chậm sự lão hóa và giữ cho làn da luôn tràn đầy sức sống.

Bên cạnh đó, Anthocyanin trong hoa cũng có thể kích thích lưu thông máu lên da đầu và nuôi dưỡng nang tóc, từ đó sẽ mang lại cho mái tóc mượt mà và óng ả.

Giảm đau và hạ sốt

Một thí nghiệm cho thấy, chỉ 200mg – 400mg chiết xuất đậu biếc có thể giúp giảm đáng kể nhiệt độ cơ thể tối đa 5 giờ sau khi uống.

Hoa này giúp bạn hạ sốt bằng cách làm các mạch máu dưới da mở rộng, từ đó giúp tăng lưu lượng máu và giải cảm nhanh chóng.

Hình ảnh: Xôi đậu biếc

Tốt cho mắt

Một chất chống oxy hóa trong loại hoa này là Proanthocyanidin.Nó có chức năng tăng lưu lượng máu đến mao mạch của mắt, giúp hỗ trợ điều trị tình trạng tổn thương võng mạc, tăng nhãn áp hoặc mắt bị mờ.

Tốt cho trí não

Acetylcholine chứa trong hoa đậu biếc là một hợp chất chịu trách nhiệm giao tiếp hiệu quả giữa các tế bào thần kinh.

Dùng trà đậu biếc mỗi ngày giúp bạn cải thiện trí nhớ, chữa trầm cảm, làm dịu thần kinh và tăng khả năng nhận thức. 

Hình ảnh: Thạch từ hoa đậu biếc

Tốt cho người bị tim mạch và tiểu đường

Theo một nghiên cứu vào năm 2010, chiết xuất từ hoa đậu biếc góp phần làm giảm tổng lượng cholesterol trong huyết thanh một cách đáng kể.

Ngoài ra, nó cũng giúp giảm lượng Triglyceride và Cholesterol xấu (LDL), góp phần ngăn ngừa các chứng bệnh liên quan đến tim mạch.

Hơn nữa, chiết xuất từ đậu biếc có thể làm giảm đáng kể nồng độ Glucose trong huyết thanh. Từ đó có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.

Nó cũng làm tăng tiết insulin giúp kiểm soát lượng đường trong máu, làm giảm một phần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Ngừa ung thư

Hoạt chất trong hoa có chứa Nucleotide, Este có công dụng cung cấp chất chống oxy hóa và loại bỏ các gốc tự do gây hại, từ đó ngăn chặn sự hình thành các tế bào ung thư.

Ngoài ra, nó còn có công năng ổn định di thể trong nhân tế bào, bảo vệ màng tế bào, tăng cường khả năng nhận diện ung thư của bạch cầu và thực bào.

Do đó nó hạn chế được sự phát triển tế bào ung thư và bảo vệ bệnh nhân trong quá trình xạ trị.

Hình ảnh: Chè đậu biếc

Kết luận

Hoa đậu biếc là thảo mộc hỗ trợ cải thiện sức khỏe, nhưng nó không phải là thuốc trị bệnh và không hợp với 1 số đối tượng đã kể trên.

Do đó, trước khi sử dụng, bạn nêm xem xét mình có nằm trong trường hợp không nên dùng hay không. Ngoài ra, nếu bạn muốn dùng thì nên mua hoa tại nơi chất lượng, không có lẫn hạt để đảm bảo an toàn nhé.

Xem thêm:

[CẢNH BÁO] SỰ THẬT NGÃ NGỬA CỦA CÂY MẬT NHÂN BẠN CẦN BIẾT

TÁC DỤNG BẤT NGỜ CỦA CÂY XẠ ĐEN MÀ NHIỀU NGƯỜI CHƯA BIẾT

Trả lời