[Giải đáp] Khi uống sâm không nên ăn gì? Những ai không nên dùng?

Đánh giá bài viết này

Uống sâm không nên ăn gì? là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi dùng sản phẩm về sâm. Từ xa xưa, nhân sâm đã được xem như một thần dược quý hiếm, được sử dụng để bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực, phòng chống bệnh tật. Tuy nhiên khi dùng nhân sâm lại không được dùng cho mọi đối tượng và có nhiều kiêng kị khi sử dụng.

[Giải đáp] Khi uống sâm không nên ăn gì?

Nhân sâm Hàn Quốc là loài thuốc quý với nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau phù hợp với mọi người, nhưng vẫn có một số trường hợp không nên kết hợp khi dùng với sâm. Vậy uống sâm không nên ăn gì?

Không nên kết hợp uống sâm với các loại trà

Khi kết hợp nhâm sâm với trà sẽ bị tiêu diệt dinh dưỡng của nhau. Vì trong trà có chứa dược chất gây mất tác dụng của sâm. Vì vậy, để phát huy tối đa tác dụng của nhân sâm thì không nên sử dụng hai thứ này cùng lúc, mà phải sử dụng cách nhau 2-3 tiếng.

Không nên dùng nhân sâm với củ cải

Củ cải mang tính đại hạ khí, trong khi nhân sâm thì có tính đại bổ khí, 2 thực phẩm này triệt tiêu lẫn nhau. Khi kết hợp hai thứ này sẽ gây hại cho sức khỏe và cơ thể người dùng. Cho nên, sau khi uống sâm tuyệt đối không nên ăn củ cải.

 

Không nên kết hợp củ cải với sâm

Không nên ăn hải sản khi đang dùng sâm

Sâm Hàn Quốc là loại dược liệu đại bổ khí, tính hàn.. Ngược lại, hải sản là thực phẩm đại hạ khí. Hai món này khi kết hợp với nhau không những không đem lại tác dụng mà còn triệt tiêu nhau, gây hại cho sức khỏe người sử dụng.

Thông thường hải sản là những loài sống dưới nước có tính hàn lạnh, khi chế biến thường dùng kèm các loại dược liệu có tính ấm nóng để tránh bị đau bụng như: Gừng, sả, ớt…Theo Y học cổ truyền : “Hàn ngộ hàn tắc tử” do vậy không được sử dụng nhân sâm sau khi ăn hải sản. Vì có thể gây đau bụng, tiêu chảy,..

Không nên ăn hải sản sau khi dùng sâm

Tới đây chắc bạn đã biết câu trả lời cho câu hỏi ‘Uống sâm không nên ăn gì?’. Hãy lựa chọn và tránh để những trường hợp trên xảy ra, vì nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Những ai không nên dùng sản phẩm

Người bị cao huyết áp: Tăng huyết áp là chứng can dương vượng, can hỏa bốc lên gây mắt đỏ, váng đầu, ù tai, buồn nôn. Về mặt lâm sàng, nhân sâm có thể làm nặng thêm chứng can dương vượng, can hỏa bốc. Vì vậy, người bị cao huyết áp không nên dùng.

Người đang bị đau bụng vì dạ dày, ruột thừa: Nhân sâm tuy là loại thuốc bổ khí đầu vị, không phải dùng được cho mọi đối tượng. Người thường xuyên bị đầy, trướng bụng, căng tức, đau bụng, sôi bụng, phân nát, lỏng hoặc tiêu chảy không được dùng. Vì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Phụ nữ đang mang thai: Do nhân sâm giúp tuần hoàn huyết dịch, cho nên có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Ngoài ra, phụ nữ có thai sử dụng nhân sâm có thể dẫn tới tình trạng khó sinh.

Nhân sâm có tính bổ khí khiến ngoại tà không thể phát tiết ra ngoài mà ứ trệ trong cơ thể, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Người bị thương phong cảm mạo, phát sốt không nên sử dụng nhân sâm tránh ảnh hưởng đến điều trị bệnh.

Hướng dẫn cách dùng nhâm sâm hiệu quả

Dưới đây là một số cách dùng nhân sâm hiệu quả tránh gây hại đến cơ thể:

Pha trà uống: Nhân sâm thái thành lát mỏng, mỗi lần dùng 1- 2gram, cho vào bình rồi hãm như nước trà. Sau 5 phút có thể rót ra uống dần như trà. Có thể hãm vài lần như vậy, sau khi thấy mùi vị đã nhạt thì lấy bã ra nhai và nuốt dần.

Sâm tán bột: Sâm sấy khô đem tán mịn, mỗi lần dùng 1- 2gram, có thể dùng bột sâm pha nước uống hoặc uống trực tiếp bột sâm với nước ấm.

Ngậm tan: Sau khi sâm được sấy khô, thái thành lát thật mỏng, mỗi lần ngậm một lát, cho đến khi mềm nát thì nuốt dần, ngày ăn khoảng 3 – 4 lát.

Nấu nước uống: Thái mỏng lát sâm, mỗi ngày dùng 5- 10gram, sắc kỹ với nước, có thể pha thêm 20- 30gram đường để tạo vị ngọt, chia thành nhiều lần uống và ăn cả miếng. Sau khi đã quen với sâm thì có thể tăng sâm lên 30- 60gram trong một lần dùng.

Nấu cháo ăn: Dùng khoảng 3 lạng sâm thái lát, sắc kỹ một lúc với nước, sau đó cho thêm gạo và nước vào nấu thành cháo ăn. Cách dùng này có tác dụng bổ dưỡng, thích hợp với những người mắc các chứng bệnh đường tiêu hoá và người già cơ thể suy yếu.

*Lưu ý: Trường hợp dùng quá 200gram một ngày sẽ dẫn đến chóng mặt, tiêu chảy, sốt. Ngoài ra, còn gây căng thẳng thần kinh, mất ngủ.

Qua bài viết chúng tôi chia sẻ chắc bạn cũng biết được khi uống sâm không nên ăn gì? Giúp bạn dễ dàng lựa chọn cách sử dụng thích hợp cho sức khỏe của bản thân và người thân.

>> Xem thêm: Nhân sâm Hàn Quốc có đặc điểm gì? Người bị ung thư có nên uống sâm không?