Với thời tiết mùa hè nắng nóng, oi bức và người hoạt động quá sức, mất sức. Làm cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi tạo cảm giác khác nước, cho nên nhiều người dùng sâm để làm mát cơ thể. Tuy nhiên có nhiều lời đồn rằng ăn sâm lại bị nóng. Cho nên thực hư chuyện đó là như thế nào? Cùng Việt Hàn tìm hiểu về vấn đề ăn sâm có nóng không nhé!
Ăn sâm có nóng không?
Nhân sâm là loại thảo dược tốt cho sức khỏe, được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, việc ăn sâm có nóng không vẫn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Cho nên, bài viết này sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên.
Để trả lời câu hỏi ăn sâm có nóng không? Chúng ta cần tìm hiểu về hoạt tính của nhân sâm. Theo nhiều nghiên cứu, nhân sâm có tác dụng bổ khí, tăng tuần hoàn máu nên hỗ trợ rất tốt cho việc giảm nhiệt tại các mô tế bào và dưới lớp da, làm giảm nhiệt độ cơ thể tốt hơn. Còn các cơ quan khác bên trong cơ thể sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều.
Trong nhân sâm còn chứa nhiều hoạt chất ginsenosides có tác dụng giúp loại bỏ độc tố trong gan và củng cố chức năng của gan. Khi uống sâm thường xuyên sẽ giúp gan khỏe mạnh hơn, dễ dàng loại bỏ triệt để độc tố ra khỏi cơ thể, hạn chế việc sinh nhiệt từ bên trong do ứ đọng độc tố gây hại.
Do đó, việc ăn sâm không hề gây nóng cho cơ thể nhưng cũng không phải thực phẩm làm mát như mọi người nghĩ.
Những đối tượng không nên dùng nhân sâm
Nhân sâm đứng đầu trong các loại dược liệu đại bổ khí. Song không phải dùng cho mọi đối tượng. Những đối tượng sau không nên dùng sâm để đảm bảo sức khỏe:
- Người đang rối loạn tiêu hóa, đau bụng hoặc có các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, căng tức, đi ngoài phân lỏng hoặc nát,..
- Trẻ dưới 1 tuổi, phụ nữ đang mang thai cũng không nên sử dụng nhân sâm, đặc biệt là giai đoạn cuối thai kỳ trước khi sinh vì có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi, gây khó sinh. Phụ nữ vừa mới sinh xong cũng không được dùng.
- Người bị viêm dạ dày, viêm ruột cấp tính, nôn mửa hoặc một số bệnh tự miễn.
- Không ăn củ cải, uống trà, các loại hải sản, đồ biển khi dùng nhân sâm vì có thể gây hại cho sức khỏe.
Một số cách dùng nhân sâm thông dụng
Nhân sâm tươi hầm gà: Dùng khoảng 1-2 củ nhân sâm nhỏ rửa sạch, sau đó đem đun sâm với lửa nhỏ trong khoảng 1 giờ. Tiếp theo là bỏ gà đã được nhồi nguyên liệu vào rồi hầm tiếp từ 1- 2 tiếng là có thể dùng. Đây là một món ăn có mùi thơm nhẹ, vị ngọt thanh mát đặc trưng mùa hè từ sâm tươi hòa quyện với hương thơm từ các loại thảo mộc.
Pha trà uống: Nhân sâm nên thái lát mỏng, mỗi lần dùng 1-3 gram cho vào ấm, đổ nước sôi vào như là pha trà. Sau 5 phút có thể rót ra uống dần như trà. Có thể hãm vài lần như vậy, sau khi thấy mùi vị đã nhạt thì lấy bã ra nhai và nuốt dần.
Ngậm trực tiếp: Sâm thái thành lát thật mỏng, mỗi lần ngậm một lát, cho đến khi mềm nát thì nuốt dần, ngày nuốt 3-4 lát. Cách dùng này thường áp dụng đối với người mệt mỏi, kém ăn, chức năng hô hấp suy giảm, phổi yếu, thở gấp, ho suyễn.
Sắc nước uống: Sâm sau khi thái lát mỏng, mỗi lần dùng khoảng 5- 10 gram bỏ vào ấm. Sau đó sắc kỹ với nước, có thể thêm đường nếu muốn uống ngọt. Nên chia thành nhiều lần uống và nên ăn cả lát sâm.
Sâm hấp trứng gà: Trứng gà 1 quả, khoét 1 lỗ nhỏ ở đỉnh, cho 1 đến 2 gram bột nhân sâm vào trộn đều. Lấy một miếng khăn giấy thấm nước cho ướt để dán kín lại rồi đem hấp chín. Cách này mỗi ngày nên dùng 1 lần.
Những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên đã giúp bạn trả lời câu hỏi ăn sâm có nóng không. Hy vọng bạn đọc sẽ an tâm hơn khi lựa chọn sản phẩm nhân sâm để chăm sóc sức khỏe.
> Xem thêm: [Giải-đáp] Ăn sâm có béo không? Có giúp giảm cân được không?