Bệnh gì không nên uống sâm để đảm bảo cho sức khỏe?

5/5 - (1 bình chọn)

Nhân sâm Hàn Quốc là đầu vị của thuốc bổ khí, lại trị được bách bệnh, song không phải ai cũng dùng được. Vậy người bị bệnh gì không nên uống sâm? Và những đối tượng nào nên dùng sâm?

Nhân sâm Hàn Quốc là gì? 

Nhân sâm là một loại dược quý được sử dụng từ lâu ở các vùng Viễn Đông của Châu Á như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam,.. như một loại thảo dược để duy trì sức khỏe.

Sâm Hàn Quốc là một loại cây sống lâu năm, cao chừng 0,6m. Rễ sâm mọc thành củ to, có ba phần: phần đầu rễ (chồi để mọc phần thân mới) và thân rễ có nhiều thịt, giống phần đầu và thân của con người nên gọi là nhân sâm. Tại cuối phần rễ củ Sâm Hàn Quốc có nhiều rễ con bám vào gọi là tu sâm.

 

Phân bố chủ yếu tại khu vực bán đảo Triều Tiên, đặc biệt là các tỉnh của Hàn Quốc. Trong đó, nhân sâm Geumsan có hàm lượng Ginsenosides cao vượt trội so với các giống sâm khác, được xem là loại sâm Hàn Quốc có chất lượng tốt nhất. Hầu như tất cả mọi loại sâm đều tập trung bày bán tại Geumsan, nên khu vực này thường được gọi là thủ phủ của nhân sâm của Hàn Quốc.

Thành phần của Sâm Hàn Quốc

Trong Sâm Hàn Quốc chứa các hợp chất Ginsenosides có nhiều nhóm như: Ginsenosides Rg1, Rg2, Rg3, Rb1, Rb2, Rk1, Rg5,… Nhìn chung các hợp chất này giúp tăng cường lưu thông khí huyết, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, tăng sức đề kháng bảo vệ sức khỏe. 

Bộ 3 hợp chất Ginsenosides Rh2, Rg3, Rc có tác dụng ngăn ngừa và kiềm hãm sự phát triển các tế bào ung thư. Bên cạnh đó, có nhiều hợp chất có công dụng giúp chống oxy hóa, giúp bảo vệ làn da. 

Những người bị bệnh gì không nên uống sâm?

Theo Y học cổ truyền, nhân sâm được đứng đầu trong 4 vị thuốc quý của đông y: Sâm, nhung, quế, phụ. Với công năng bổ khí, ích huyết, sinh tân, định thần, ích trí. Được dùng cho cơ thể thường xuyên mệt mỏi, tay chân lạnh, mạch yếu, người ốm yếu, đoản hơi, đoản khí, trẻ em gầy yếu, chậm lớn,.. Vậy người bị bệnh gì không nên uống sâm? Cùng Việt Hàn tìm hiểu thử nhé!

Người bị bệnh gì không nên uống sâm? Những trường hợp được khuyến cáo là không nên dùng sâm:

Người đang bị đau bụng, tiêu chảy: Vì là đầu vị của thuốc bổ khí nên những người hay bị đầy bụng, căng tức, đau bụng, tiêu chảy không nên dùng vì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Người bị bệnh cao huyết áp: Dùng sâm với liều lượng ít sẽ làm tăng huyết áp, những với liều lượng cao thì lại hạ huyết áp. Do vậy lúc ở trạng thái tăng huyết áp sẽ dẫn đến tai biến mạch máu mão.

Phụ nữ đang mang thai: Nhân sâm giúp tuần hoàn huyết dịch cho nên phụ nữ đang mang thai không nên dùng vì có thể gây tăng co bóp tử cung, có khả năng gây sinh non. 

Nhân sâm cũng cấm kỵ đối với người đau dạ dày: Chứng viêm loét ở dạ dày do dịch vị ra quá nhiều, khí trệ mà sinh ra đau, huyết nhiệt chạy lung tung mà sinh ra chảy máu.

Trẻ em bị suy nhược, trẻ còi cọc biếng ăn có thể uống sâm, tuy nhiên không nên quá lạm dụng vì nhân sâm có thể làm cho trẻ bị phát triển sớm.

Hướng dẫn sử dụng sâm Hàn Quốc hiệu quả

Người bị bệnh gì không nên uống sâm? Ngoài các trường hợp không nên dùng sâm, thì những người muốn dùng sâm thì nên uống bằng cách nào? Cùng Việt Hàn điểm qua một số cách chế biến Sâm Hàn Quốc nhé!

1. Thái lát ngâm với mật ong

Lựa chọn những củ sâm tươi, đem rửa sạch rồi để ráo nước. Sau đó thái lát mỏng, bỏ vào lọ thủy tinh và đổ mật ong sao cho ngập lát sâm( với tỉ lệ 4 phần sâm 6 phần mật ong), cuối cùng là đậy chặt nắp và bảo quản nơi thoáng mát từ 1- 2 tháng là có thể dùng. 

2. Dùng sâm để hãm trà 

Dùng 1- 2 lát sâm đã được thái lát sẵn, sau đó cho nước sôi vào rồi hãm khoảng 5 phút là có thể uống. Có thể thêm mật ong hoặc bạc hà để làm tăng hương vị của trà thêm ngon hơn. 

3. Dùng sâm để sắc nước uống

Để sắc được nước nhân sâm thì bạn cần 5gr- 10gr lát sâm cắt nhỏ vào nồi nấu với nước, nếu bạn muốn có vị ngọt thì có thể thêm 2- 3 muỗng đường phèn, sau khi dùng hết thì có thể sắc thêm lần thứ 2 và ăn cả phần thịt đã sắc.

Ngoài những cách trên thì sâm có thể dùng ngâm tan trực tiếp, hoặc dùng để nấu cháo, hầm gà để bồi bổ cho người mới ốm dậy. 

Bài viết giúp bạn biết được người bị bệnh gì không nên uống sâm, để bạn có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp với sức khỏe của mình và người thân. 

>> Xem thêm: Giải đáp thắc mắc trẻ em có nên uống sâm không?