Cách chế biến sâm tươi mà vẫn giữ nguyên được giá trị

Đánh giá bài viết này

Nhắc đến nhân sâm Hàn Quốc chúng ta sẽ liên tưởng ngay tới một loại thảo dược quý hiếm, đắt đỏ với nhiều công dụng mà thời xưa tôn sùng gọi là “thần dược” có nhiều tác dụng thần kỳ cho sức khỏe. Vậy thì chế biến sâm tươi có những cách nào?

Cách chọn nhân sâm Hàn Quốc chất lượng

Để chế biến sâm tươi, trước tiên phải biết cách chọn những củ sâm chất lượng và dinh dưỡng mà sâm mang lại. Nhiều người cứ nghĩ sâm củ càng lớn thì chất lượng càng tốt, nhưng chưa chắc đã đúng

  • Củ sâm hình thái giống người nhất với các bộ phận như đầu, thân, hai tay và hai chân rõ ràng, cân đối.
  • Sâm có từ 2 – 3 rễ lớn (hay còn gọi là chân) gắn liền với thân chính, có màu vàng hoàng thổ.
  • Trên thân không có các đốm màu.
  • Rễ phụ còn nhiều và vẫn giữ nguyên hình dạng.
  • Phần đầu củ sâm rắn chắc, ngắn và tròn.
  • Phần rễ chỉ bám vào chân củ sâm chứ không bám nhiều vào thân củ.
  • Có mùi thơm đặc trưng của sâm Hàn Quốc.
  • Củ sâm tươi thường có mầm mọc từ gốc và nếu trồng xuống vẫn phát triển thành cây sâm.

Top 5 cách chế biến sâm tươi hiệu quả

1. Chế biến sâm tươi bằng cách ngâm rượu

Chuẩn bị:

  • Bình thủy tinh có nắp đậy kín
  • Lựa chọn củ sâm tươi đẹp, chất lượng
  • Rượu trắng có nồng độ từ 35- 40 độ.

Cách ngâm rượu nhân sâm

Bình thủy tinh và sâm tươi sau khi mua về đem rửa sạch với nước, tráng qua với 1 lần rượu trắng. Sau đó đổ rượu trắng vào trong bình thủy tinh rồi bỏ củ sâm vào một cách nhẹ nhàng theo chiều thẳng đứng với phần rễ hướng xuống dưới, đổ tiếp rượu vào cho ngập củ sâm. Sau đó đậy kín nắp và bảo quản nơi thoáng mát.

Qua thời gian khoảng từ 3 – 6 tháng thì bạn có thể uống mỗi ngày sau bữa ăn. Tuy nhiên, lưu ý không nên uống vào buổi tối và tuyệt đối không được lạm dụng.

2. Chế biến sâm tươi bằng cách ngâm mật ong

Cách ngâm mật ong với sâm tươi được nhiều người lựa chọn vì cách chế biến đơn giản mà hiệu quả. Sau đây là các bước để ngâm sâm mật ong:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

  • Lọ thủy tinh dày dặn, có nắp đậy, chất thủy tinh trong sáng.
  • Mật ong rừng tự nhiên, nguyên chất và đặc điểm màu mật ong sáng.
  • Lựa chọn những củ sâm tươi chất lượng.

Bước 2: Sơ chế

Sâm tươi đem rửa sạch, để thật ráo ( tránh phơi sâm dưới ánh nắng mặt trời). Sau đó thái từng lát mỏng với độ dày khoảng 2-5mm. Lọ thủy tinh cũng được rửa sạch và để ráo.

Bước 3: Chế biến và thành phẩm

Ngâm sâm mật ong với tỉ lệ 100gram sâm tươi thì dùng 1lít mật ong nguyên chất.

Sâm đã thái lát bỏ vào lọ thủy tinh, tiếp theo đổ mật ong vào đến khi ngập phần sâm, sau đó đậy kín nắp và bảo quản. Bởi vì sâm ngâm mật ong hay bị nổi bọt, cho nên sau 10 ngày bạn nên mở nắp và vớt bỏ bọt khí đó đi để tránh bị chua.

Ngâm từ 1- 3 tháng thì có thể uống mỗi ngày, dùng 1 – 2 lát sẽ giúp tăng trí nhớ, tăng cường sự dẻo dai và sức đề kháng cơ thể rất hiệu quả.

3. Chế biến sâm tươi bằng cách hầm gà

Chế biến món gà tần nhân sâm như sau:

Bước 1: Nguyên liệu

  • Gà ta hoặc gà tre: 1 con
  • Nhân sâm: 2 củ
  • Táo đỏ: 100gr
  • Hạt sen: 50gr
  • Tỏi: 3 củ
  • 1 củ gừng, cam thảo, hoàng kỳ
  • Hành lá: 10gr, một chút muối và bột tiêu.

Bước 2: Sơ chế

Nguyên liệu đã chuẩn bị đem xử lí sạch, loại bỏ vỏ dính đất, bụi bẩn rửa sạch lại với nước rồi để ráo.

Tiếp theo bạn xử lí gà thật sạch, bỏ hết phần nội tạng phía trong, cắt bỏ mỡ, rửa lại thật sạch rồi để ráo nước.

Gạo nếp sau khi vo sạch, ngâm trong 1 giờ cho gạo được nở mềm. Sau đó nhồi vào phần bụng của gà. Tiếp theo cho nhân sâm, táo tàu, hạt sen vào nhồi chặt tay để tránh nguyên liệu bị rơi ra trong lúc hầm gà.

Bước 3: Chế biến món Gà tần nhân sâm

  • Dùng nồi cho vào 2 lít nước cho các nguyên liệu gừng, củ cải, tỏi, cam thảo, hoàng kì vào, nấu sôi trong 30 phút sau đó vớt tất cả ra chỉ để lại tỏi.
  • Tiếp đến cho gà vào, hầm ở mức lửa vừa trong khoảng 60 phút. Tiếp đó tắt bếp, ủ gà từ 10 – 15 phút cho thịt được mềm ngọt.
  • Khi gà đã chín nhừ, vớt bỏ phần lớp bọt trên nước, thêm chút tiêu và rau thơm là bạn đã có thể thưởng thức món gà tần nhân sâm đầy bổ dưỡng.

4. Dùng sâm tươi hãm trà

Nhân sâm bạn rửa sạch và cắt thành những lát mỏng, sau khi cắt xong thì bạn cho vào hũ thủy tinh để bảo quản để sử dụng trong thời gian dài.

Khi pha trà thì bạn dùng 1 – 2 lát nhân sâm bỏ vào ấm nước trà, hãm trà khoảng 5 phút rồi uống, có thể thêm 2 muỗng cà phê mật ong nếu bạn muốn uống ngọt. Bạn có thể pha thêm vài lần đến khi lát sâm nhạt đi.

5. Chế biến sâm tươi kết hợp với sữa

Sữa tươi và nhân sâm đều là hai loại nguyên liệu vô cùng tốt cho sức khỏe vì có thể giúp bồi bổ cơ thể và tăng cường trí não, nếu kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau có thể tạo nên một liều thuốc vô cùng bổ dưỡng, bạn thực hiện theo cách sau:

Nhân sâm bạn rửa sạch sau đó thái mỏng, chuối bạn lột vỏ và cắt thành khúc nhỏ. Sau đó bạn cho nhân sâm cùng với chuối vào máy xay rồi cho thêm 1 hộp sữa chua và 250ml sữa tươi sau đó xay thật đều là đã hoàn thành rồi. Bạn dùng với liều lượng 1- 4gram nhân sâm mỗi lần và dùng từ 2 – 3 lần mỗi ngày nhé.

Một số lưu ý khi dùng sâm tươi Hàn Quốc

Khi chế biến sâm tươi kết hợp với những thành phần thảo dược khác, bạn cần lưu ý:

  • Không dùng nồi kim loại, inox để nấu sâm, bởi các dưỡng chất trong sâm dễ bị thay đổi.
  • Việc uống trà sau khi dùng sâm sẽ làm giảm tác dụng của loại thảo dược này.
  • Khuyến cáo không nên ăn hải sản, củ cải kết hợp với nhân sâm, bởi vì 2 thực phẩm này có tính hàn, nếu kết hợp với sâm sẽ làm triệt tiêu nhau, gây hại cho sức khỏe.

Trên đây là 5 cách chế biến sâm tươi mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc, giúp bạn có thể chế biến đơn giản tại nhà. Nếu bạn biết thêm cách nào khác hãy để lại bình luận góp ý và chia sẻ bên dưới nhé.

>> Xem thêm: [Góc thắc mắc] Giá sâm tươi Hàn Quốc bao nhiêu?