Sâm không ăn được với gì? Cách phân biệt sâm khô.

Đánh giá bài viết này

Sâm không ăn được với gì? Hồng sâm là sản phẩm đang được nhiều người ưa chuộng với những công dụng tốt đáp ứng được nhu cầu chăm sóc của người tiêu dùng. Tuy nhiên, vẫn có một vài khuyến cáo không nên kết hợp khi dùng sâm. Hãy cùng Việt Hàn tìm hiểu thử nhé!

Hồng sâm khô là gì?

Hồng sâm khô là một trong những loại hồng sâm được chế biến từ nhân sâm tươi 6 năm tuổi, được lựa chọn kỹ lưỡng. Sau đó đem hấp cách thủy cho đến khi thành phần nước chỉ còn dưới 15%, rồi được ép khô, lúc này ruột củ sâm có màu hồng đỏ nên được gọi là hồng sâm (Red Ginseng). Các nhà nghiên cứu cho biết nhân sâm sau khi chế biến chứa hàm lượng Saponin cao có lợi cho sức khỏe. Là sản phẩm thích hợp với tất cả đối tượng, mọi lứa tuổi từ trẻ em tới người già. Nhưng sâm không ăn được với gì và cách để phân biệt hồng sâm khô như thế nào?

Phân biệt hồng sâm khô như thế nào?

Vì là sản phẩm có chất lượng tốt nhất và giá thành cũng đắt nên hồng sâm khô Hàn Quốc được đóng gói rất cẩn thận để bảo quản tính nguyên vẹn từ những hình dáng, chất lượng và hương vị trong củ sâm. Hạn sử dụng của hồng sâm khô có thể lên tới 10 năm. Dưới đây là một số cách giúp bạn có thể phân biệt hồng sâm khô.

Dựa vào số năm tuổi: Do hồng sâm khô được làm từ nhân sâm tươi nên hồng sâm khô Hàn Quốc cũng được phân biệt thành hồng sâm 4 năm, 5 năm, hồng sâm 6 năm tuổi và được phân loại thành Thiên sâm, Địa sâm, Lương sâm.

Dựa vào trọng lượng: Hồng sâm khô Hàn Quốc thường được đóng gói trong các hộp thiếc với các trọng lượng 600gr, 300gr, 150gr hộp nhỏ với trọng lượng 75gr, 37.5gr. Bên cạnh đó, hộp giấy được đóng gói với trọng lượng 300gr giúp người dùng dễ dàng quan sát và lựa chọn.

Dựa vào số củ: Hồng sâm củ khô còn được phân biệt theo 30 củ, 19 củ, 14 củ, 10 củ, với trọng lượng nhỏ thì từ 3 đến 5 củ.

Sâm không ăn được với gì? Ai không nên dùng hồng sâm.

Hồng sâm Hàn Quốc là thực phẩm chức năng tốt cho sức khỏe, phù hợp với mọi người. Tuy nhiên, sâm là thuốc bổ đầu vị mang tính hàn nên sẽ kỵ với một số thực phẩm và một số đối tượng như sau:

Sâm không ăn được với gì?

Sâm kỵ với hải sản

Hồng sâm là thuốc đại bổ khí, các loại hải sản là thực phẩm đại hạ khí, nếu kết hợp 2 loại này sẽ không trung hòa với nhau vì hai đặc tính trái cực quá mạnh, có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Sâm kỵ với trà

Không nên kết hợp sâm với các loại trà vì trong trà có chất làm mất tác dụng của sâm, khiến các dưỡng chất bị triệt tiêu. Ngược lại không có tác dụng mà còn gây lãng phí.

Sâm kỵ với củ cải

Cũng giống như hải sản, củ cải là thực phẩm được khuyến cáo không nên dùng với sâm. Vì củ cải là đại hạ khí nếu kết hợp với sâm sẽ gây triệt tiêu nhau. Thay vì có tác dụng thì nó lại gây đau bụng, ngộ độc.

Ai không nên dùng hồng sâm?

Người đang gặp vấn đề về dạ dày, đau bụng: không nên sử dụng vì hồng sâm khô bổ khí càng làm khí thịnh lên, huyết càng hưng vượng sẽ rất khó làm giảm xuất huyết và hết đau. Nên khi sử dụng sẽ gây nên hiện tượng táo bón, rối loạn tiêu hóa làm bệnh tình trở nặng.

Phụ nữ có thai: không nên sử dụng vì có thể gây ra nên bệnh nhiệt miệng, tỳ vị tạo nên sự dư thừa dưỡng chất, cản trở quá trình chuyển hóa và nuôi dưỡng thai nhi, có thể gây khó sinh.

Người bị giãn phế quản, ho lao: Trong đông y những bệnh này gọi là phế âm suy nhược, âm hư hỏa vượng, cần phải lương huyết chỉ huyết, tư âm giáng hỏa. Nhân sâm làm thương âm động hỏa, có thể làm bệnh nặng hơn.

Người bị di tinh, xuất tinh sớm: Nếu dùng sâm có thể làm bệnh trở nặng, vì sâm có tác dụng như một nội tiết tố, thúc đẩy kích dục tố. Những người bị di tinh, xuất tinh sớm thường rất nhạy cảm và bị kích thích về tình dục dùng sâm sẽ làm nặng thêm tình trạng này.

Trẻ dưới 14 tuổi: Với trẻ 14 tuổi, sâm có thể thúc đẩy sự phát dục của tuyến sinh dục phát triển sớm, đây là điều cần tránh. Ngoài ra với những trẻ sơ sinh càng không nên sử dụng sâm. Bởi có thể làm hệ miễn dịch “lười” tiết ra kháng thể, làm suy giảm sự phát triển hệ miễn dịch của trẻ. Nếu muốn cho bé dùng sâm thì phụ huynh của bé có thể tham khảo những sản phẩm sâm dùng cho bé.

> Xem thêm: Giải đáp thắc mắc trẻ em có nên uống sâm không? 

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi “sâm không ăn được với gì?”. Giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về hồng sâm cũng như cách để lựa chọn sản phẩm phù hợp với sức khỏe của mình và người thân.