Sâm khô có ngâm rượu được không? Cần lưu ý điều gì?

Đánh giá bài viết này

Hồng sâm khô là thuốc quý mà người dân Hàn Quốc ưa chuộng dùng để bồi bổ và tăng cường sức khỏe với nhiều cách chế biến khác nhau như: hãm trà, sâm ngâm mật ong hoặc dùng ăn sâm trực tiếp. Vậy sâm khô có ngâm rượu được không? Câu trả lời nằm trong bài viết dưới đây:

Hồng sâm khô Hàn Quốc

Hồng sâm Hàn Quốc hay còn gọi là Red Ginseng là dòng sản phẩm của nhân sâm được đánh giá cao về chất lượng. Với chỉ số Saponin tăng vọt và cao gấp 3 lần nhân sâm tươi. Theo các nhà nghiên cứu cho thấy hồng sâm khô là sản phẩm đang nắm giữ lượng Saponin cao nhất.

Hàm lượng Saponin là thành phần hóa học chính của nhân sâm. Saponin trong nhân sâm sản xuất một hợp chất hoạt động gọi là ginsenosides có lợi ích với hệ thống thần kinh trung ương, hệ thống nội tiết, hệ miễn dịch, trao đổi chất, và có hiệu lực khác nhau về chức năng điều hòa của cơ thể. Khi đi vào cơ thể, saponin sẽ giúp bạn làm sạch các mạch máu và các cơ quan khác nhau.

Hồng sâm khô được chế biến nhiều cách khác nhau, tùy vào nhu cầu của người dùng như: sâm tẩm mật ong, trà hồng sâm, cao hồng sâm,… Vậy sâm khô có ngâm rượu được không?

Sâm khô có ngâm rượu được không?

Sâm khô có ngâm rượu được không? Câu trả lời là Có. Vì đối với nhân sâm tươi khi ngâm rượu thì hạn chế sử dụng với một số đối tượng, cho nên nhiều người tìm đến hồng sâm khô để ngâm rượu. Vậy cách ngâm sâm khô với rượu như thế nào?

Công thức để ngâm sâm khô với rượu

Chuẩn bị nguyên liệu 

  • 100 gram hồng sâm khô nguyên củ
  • 4 đến 5 lít rượu trắng với nồng độ từ 35° trở lên
  • Một ít mật ong nguyên chất.

Cách thực hiện

  • Hồng sâm khô và bình thủy tinh đem rửa sạch rồi để ráo.
  • Sâm khô sau khi ráo nước có thể đem thái lát mỏng khoảng 3- 5mm, hoặc để nguyên củ ngâm rượu.
  • Cho sâm khô và rượu vào bình, tiếp theo đổ rượu cho ngập sâm. Thời gian 10 ngày đầu nên mở nắp để lắc đều hàng ngày.
  • Đến ngày thứ 10 thì cho tiếp mật ong vào và khuấy đều. Cuối cùng là đậy kín nắp và bảo quản nơi thoáng mát.

Đối tượng nên dùng sâm khô ngâm rượu

Sâm khô có ngâm rượu được không? Đối với nam giới hồng sâm ngâm rượu có rất nhiều tác dụng tuyệt vời như: giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ hệ tiêu hóa. Ngoài ra còn giúp cải thiện chức năng gan, tăng cường sinh lý hiệu quả. Không chỉ dành riêng cho nam giới, sâm khô ngâm rượu cũng rất tốt đối với nhiều đối tượng.

Đối với người cao tuổi: Thành phần ginsenoside trong hồng sâm giúp tăng sức đề kháng, điều hòa huyết áp, giúp ngủ sâu giấc, tăng khả năng ghi nhớ, phòng ngừa bệnh xương khớp, tiểu đường. Tuy nhiên, đối tượng này nên sử dụng hàm lượng sâm ít hơn những đối tượng khác.

Đối với người bị tiểu đường: Nhóm chất Gins Rg3 và Rb2 giúp kích thích insulin, giảm lượng cholesterol và phân giải đường giúp đưa cơ thể về trạng thái bình thường. Giảm các triệu chứng chóng mặt, khát nước, suy thận.

Đối tượng hay mệt mỏi, stress: Uống hồng sâm giúp làm giảm căng thẳng hoặc hưng phấn quá độ giúp não bộ tập trung. Từ đó năng cao năng suất làm việc, mang lại hiệu quả tốt.

Đối với phụ nữ: Hồng sâm chứa các chất chống oxy hóa mạnh, giúp ngăn ngừa và làm chậm quá trình lão hóa ở phụ nữ. Ngoài ra, nhóm Ginsenoside Rg1 có tác dụng làm tăng khả năng sản sinh estrogen, giúp điều hòa kinh nguyệt.

 Những câu hỏi thường gặp khi ngâm sâm khô với rượu

1. Rượu sâm ngâm bao lâu thì uống được?

Theo nghiên cứu, sau khoảng 1 tháng thực hiện cách ngâm rượu sâm Hàn Quốc đúng cách, các dưỡng chất trong nhân sâm sẽ tiết ra và hòa tan với rượu. Bạn cần đợi khoảng 3 tháng là đã có thể uống rượu sâm chất lượng. Rượu ngâm sâm Hàn Quốc càng lâu thì vị càng thơm ngon, bổ dưỡng. Vì vậy, bạn có thể ngâm rượu sâm trong thời gian dài mà chất lượng rượu vẫn đảm bảo.

2.Khi uống sâm không nên kết hợp với gì?

Khi uống sâm không nên kết hợp với những thực phẩm sau, nếu như không muốn gặp trường hợp bị ngộ độc làm ảnh hưởng đến sức khỏe:

  • Không nên dùng sâm cũng với các loại thuốc tây, hoặc thuốc đông y.
  • Không nên ăn củ cải, hải sản khi dùng sâm.

Trên đây là những thông tin bổ ích để trả lời vấn đề sâm khô có ngâm rượu được không và cách ngâm sâm hiệu quả. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nắm được cách ngâm rượu, những ai nên uống rượu sâm khô.

>> Xem thêm: Phụ nữ sau sinh có nên uống hồng sâm không?