Với công nghệ hiện đại hiện nay hồng sâm được chế biến thành nhiều loại khác nhau như: Nước hồng sâm, sâm tẩm mật ong, hồng sâm khô, cao hồng sâm,… Với tác dụng chính là mang lại lợi ích cho sức khỏe, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh ung thư. Bài viết hôm nay Việt Hàn sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi về việc ngậm sâm khô có tốt không và cách sử dụng sâm khô làm sao để hiệu quả.
Ngậm sâm khô có tốt không?
Sâm khô Hàn Quốc được chế biến 100% từ nhân sâm 6 năm tuổi với giá trị dinh dưỡng cao gấp nhiều lần so với nhân sâm. Đây là dòng sản phẩm được nhiều người đánh giá cao về chất lượng.
Ngậm sâm khô có tốt không? Câu trả lời là CÓ. Hàm lượng Saponin trong hồng sâm cao gấp 3 lần nhân sâm giúp nâng cao giá trị dinh dưỡng mang lại lợi ích sức khỏe cho con người. Bên cạnh được xem là một bài thuốc quý để chữa bệnh thì hồng sâm khô còn là một thành phần chính trong chế biến các món ăn, thức uống để giúp bồi bổ sức khỏe cho người già, trẻ em và cả phụ nữ.
Hồng sâm khô ngậm trực tiếp là cách sử dụng đơn giản và tiện lợi cho những ai mà thường không có nhiều thời gian để chế biến. Cách sử dụng này sẽ giúp mang lại tác dụng khá hiệu quả cho việc bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể cũng như người vừa mới ốm dậy, những người mắc bệnh lâu ngày, giúp đối tượng sử dụng hấp thu được trọn vẹn và tối đa công dụng của sản phẩm.
Đem sâm khô thái lát mỏng và ngậm trực tiếp tới khi lát sâm mềm rồi thì có thể nhai, nuốt. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần ngậm 2 lát.
Cách dùng sâm khô hiệu quả
Cách chế biến và sử dụng hồng sâm khô sẽ quyết định lượng chất dinh dưỡng mà cơ thể bạn có thể hấp thụ. Ngậm sâm khô có tốt không? Ngoài cách ngậm sâm khô trực tiếp thì bạn có thể chế biến sâm khô bằng cách sau:
Dùng sâm khô pha trà: Dùng 1- 3gram lát sâm khô đã thái mỏng cho vào ấm trà đổ nước sôi vào, tốt nhất là bạn nên tráng qua nước đầu để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn. Từ nước thứ 2 bạn có thể hãm nước trà khoảng 5 phút là có thể dùng. Pha thêm 3- 4 lần nước đến khi sâm nhạt, rồi ăn luôn cả bả sâm.
Kết hợp sâm khô với nấm linh chi: Cũng là một cách hãm trà sâm, nhưng là kết hợp với linh chi thái vụn. Với sự kết hợp này mang đến tác dụng điều hòa huyết áp, vị đắng của linh chi phù hợp với người không thích uống ngọt. Công thức hãm trà theo tỉ lệ, cứ 5gr sâm khô thái lát thì kết hợp 10gr nấm linh chi vụn bỏ chung vào ấm nước rồi đun sôi là uống được.
Ngâm sâm khô với mật ong: Cho sâm khô đã thái lát vào lọ thủy tinh sạch, sau đó cho mật ong nguyên chất vào lọ cho đến khi ngập phần hồng sâm bên trong. Cuối cùng đậy kín nắp, có thể dùng thêm một lớp màng bọc bên trên để ngăn không khí và côn trùng lọt vào.
Đối tượng nên sử dụng hồng sâm khô
Người thường xuyên mệt mỏi, stress: Cuộc sống hiện đại đầy áp lực khiến nhiều người bị căng thẳng thần kinh dẫn đến tinh thần bị sa sút trầm trọng. Sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ nếu mệt mỏi kéo dài đi kèm với chất lượng giấc ngủ suy giảm. Thành phần trong hồng sâm giúp xoa dịu tinh thần, giảm căng thẳng mệt mỏi, tăng khả năng tập trung.
Người cần cải thiện chức năng gan: Hồng sâm Hàn Quốc có tác dụng bảo vệ gan, đồng thời phân giải rượu, phục hồi hư tổn cho gan. Phù hợp cho những người thường xuyên sử dụng rượu bia, đồ ăn chứa dầu mỡ.
Người cần tăng cường miễn dịch: Để phòng ngừa các loại virus có thể tấn công cơ thể, một trong những biện pháp cần thiết là xây dựng một hệ miễn dịch tốt. Với các dưỡng chất ginsenoside hồng sâm có khả năng hỗ trợ tuần hoàn máu, cải thiện hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng để góp phần phòng ngừa các loại virus từ bên ngoài.
Người muốn hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa khối u: Các chuyên gia chỉ ra thành phần Ginsenoside Rg3, Rh2 trong hồng sâm có thể giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị khối u rất tốt, giúp ức chế và kìm hãm sự phát triển của tế bào ác tính, đồng thời giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh và nâng cao sức khỏe nếu như dùng đúng liều lượng.
Ngậm sâm khô có tốt không? Hy vọng qua bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc trên. Đừng quên bỏ túi những kiến thức mà chúng tôi đã cung cấp trên đây để làm bài học kinh nghiệm trong quá trình sử dụng sản phẩm này.
>> Xem thêm: Sâm ăn sống được không? Ăn sâm có thực sự tốt cho sức khỏe?