Sâm khô bị mốc có dùng được không? Hồng sâm khô là một trong những chế phẩm từ nhân sâm với hàm lượng Saponin cao mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe với thời hạn sử dụng lên đến 10 năm. Vậy nếu sâm khô bị mốc có dùng được không?
Giới thiệu về sâm khô Hàn Quốc
Hồng sâm khô Hàn Quốc là sản phẩm chế biến từ 100% nhân sâm tươi 6 năm tuổi. Được chưng cất bằng phương pháp hấp cách thủy ở nhiệt độ thấp, trải qua 1 đến 3 lần hấp, sấy khi lượng nước trong sâm còn lại dưới 15% rồi đem phơi khô, lúc này ruột củ sâm có màu hồng đỏ nên được gọi là hồng sâm. Nhân sâm khi trải qua 9 lần hấp, sấy chuyển thành màu đen thì gọi là Hắc sâm.
Thành phần của sâm khô Hàn Quốc
Thành phần chính trong sâm là Saponin( hay gọi là ginsenosid) chứa nhiều hợp chất có tác dụng hỗ trợ giải độc, bảo vệ chức năng gan, giúp điều hòa huyết áp, ngăn xơ vữa động mạch, giảm các chứng đau dây thần kinh.
Ngoài ra, nhân sâm còn chứa 17 loại axit béo( axit stearic, axit arachic, axit palmitic,..) trong đó có đủ 8 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể và 20 nguyên tố vi lượng như( Fe, K, Mg, Co..) giúp cơ thể bổ sung đủ các chất dinh dưỡng.
Sâm khô có tác dụng gì?
- Hỗ trợ phòng ngừa ung thư: Bộ đôi hợp chất quan trọng là Ginsenosid Rh2, Rg3 có tác dụng kìm hãm và ức chế sự phát triển của các tế bào gây ung thư. Hiện nay, hồng sâm được chiết xuất chế biến thành nhiều dạng khác nhau để người dùng thuận tiện sử dụng.
- Chống lão hóa: Tác dụng của nhân sâm đối với làn da là hoạt hóa lớp biểu bì, làm giảm sự hóa sừng, tăng cường lưu thông máu dưới da, giúp làm dịu da. Tăng cường nuôi dưỡng da do kích thích tuần hoàn máu, giúp trẻ hóa làn da.
- Hỗ trợ chức năng sinh lý: Trong nhâm sâm có chứa nhóm Ginsenosides Rc, Rb1 có tác dụng tăng cường hormone testosterone ở nam giới giúp làm tăng cảm giác hưng phấn, cải thiện tình trạng rối loại cương dương, từ đó nâng cao đời sống tình dục
- Phòng ngừa tai biến, đột quỵ: Thành phần polysaccharide acid trong hồng sâm có khả năng ức chế và làm mòn các mảng xơ vữa trong lòng mạch giúp ngăn ngừa các biến chứng như tắc nghẽn mạch máu, máu không lưu thông làm ảnh hưởng đến các bệnh lý liên quan đến tim mạch, huyết áp, đột quỵ.
- Tăng sức đề kháng, giúp giảm mệt mỏi: Trong hồng sâm có chứa hợp chất gây kích thích hệ thống miễn dịch, tăng cường hoạt động tiết kháng thể, giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm mệt mỏi, căng thẳng.
Sâm khô bị mốc có dùng được không?
Hồng sâm củ khô được chế biến 100% từ nhân sâm tươi được đóng gói trong hộp thiếc và có hạn sử dụng lên đến 10 năm. Tuy nhiên, khi sâm khô tiếp xúc với không khí sẽ làm giảm thời hạn sử dụng, nếu bảo quản không tốt sẽ xảy ra trường hợp sâm khô bị mốc, bị hư. Dưới đây là một số cách giúp bảo quản tránh làm sâm khô bị mốc, bị hư hại hiệu quả.
Bảo quản sâm khô bằng gạo
Đây là phương pháp truyền thống bảo quản hồng sâm Hàn Quốc. Đầu tiên, bạn dùng 1 lớp gạo đã được rang rải lên miếng vải sạch hoặc giấy báo rồi đặt sâm khô vào giữa. Sau đó gói kín lại rồi để ở nơi thoáng mát, khô ráo. Tuy nhiên thì phương pháp này không thể bảo quản sâm khô trong thời gian dài, bởi sẽ làm giảm đi giá trị dinh dưỡng của sâm.
Ngâm sâm khô với mật ong
Bạn cần chuẩn bị 1 cái lọ thuỷ tinh đã rửa sạch và lau khô. Sau đó, làm nóng sâm khô rồi cắt từng miếng mỏng, cho vào trong bình. Cuối cùng, đổ mật ong ngập sâm rồi đậy nắp kín. Đây là cách giúp bảo quản sâm khô lâu dài và hiệu quả.
Ngâm sâm khô với rượu
Đầu tiên, bạn cho sâm khô vào 1 chiếc bình thuỷ tinh đã được rửa sạch. Tiếp theo đổ rượu trắng ngập lên sâm rồi đậy nắp kín, đem bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Ngâm trong vòng 6 tháng là có thể dùng được.
Bảo quản kín trong tủ lạnh
Sâm khô sau khi thái lát mỏng, bỏ vào túi hoặc hộp đựng đậy kín nắp rồi đem bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Cách này khá tiện lợi cho người dùng sâm mỗi ngày.
Cần lưu ý: Tránh để sâm khô gần với các loại thực phẩm tươi như cá, thịt, vì sẽ làm ảnh hưởng đến mùi vị của sâm.
Trên đây là một số chia sẻ mà Việt Hàn muốn gửi đến bạn đọc giúp bạn giải đáp được thắc mắc sâm khô bị mốc có nên dùng hay không, cách bảo quản sâm khô làm sao tránh bị mốc hiệu quả.
> Xem thêm: Không nên uống sâm khi nào? Trong ngày thời điểm nào nên uống sâm?