Sâm khô ngâm rượu bao lâu thì uống được? Theo y học cổ truyền, nhân sâm được coi là vị thuốc bổ đầu vị thuốc quý của đông y là sâm, nhung, quế, phụ với các thành phần như germanium, glucoside panaxin, vitamin B, B2, các axit béo và các axit amin. Nhờ những thành phần tuyệt vời này mà sâm được coi là tiên dược bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức chịu đựng và nâng cao thể chất. Vậy sâm khô có tác dụng gì và sâm khô ngâm rượu bao lâu thì uống được?
Hồng sâm khô Hàn Quốc là gì?
Hồng sâm hay Panax là tên gọi của nhân sâm sau khi qua chế biến. Nhân sâm được sấy khô theo quy trình công nghệ hiện đại. Để có sản phẩm hồng sâm chất lượng, người ta sẽ phải tuyển chọn những củ sâm 6 năm tuổi, được cắt, loại bỏ rễ phụ và làm sạch rồi cho vào lò hấp sấy từ 3- 4 lần, đến khi tỷ lệ nước chỉ còn dưới 15%. Sau khi hoàn thành phần da và ruột sẽ có màu đỏ hoặc vàng nâu sẫm nên được gọi là hồng sâm.
So với nhân sâm, hồng sâm Hàn Quốc được đánh giá là lành tính hơn, ít tác dụng phụ hơn rất nhiều. Đáng nói là dưỡng chất Saponin trong hồng sâm tăng vọt. Sau khi được hấp cách thủy, người ta đo được từ hồng sâm thành phần dưỡng chất Ginsenoside nhiều gấp 3 lần so với nhân sâm. Đây là dưỡng chất mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Do đó, hồng sâm được đánh giá là thảo dược thượng hạng. Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh công dụng của hồng sâm với sức khoẻ. Trong đó, giúp hỗ trợ cơ thể tăng sức đề kháng là một công dụng nổi bật nhất của hồng sâm. Nhờ khả năng kích thích hệ thống miễn dịch của hoạt chất Rg1, Rg3 và polyacetylene, giúp cơ thể được tăng cường hoạt động tiết kháng thể, qua đó nâng cao sức đề kháng.
Dùng sâm khô ngâm rượu có tác dụng gì?
Cải thiện trí nhớ: Thành phần ginsenoside Rk1, Rg5 trong hồng sâm có khả năng đặc thù giúp cải thiện trí nhớ, tăng khả năng tập trung, cải thiện bệnh hay quên ở người lớn tuổi.
Hỗ trợ điều hòa huyết áp, ngăn ngừa bệnh xơ vữa: Các hoạt chất trong hồng sâm làm ức chế gia tăng cholesterol trong máu, ngăn nguy cơ bị xơ vữa động mạch và các bệnh lý về tim mạch.
Tăng cường sinh lý: Theo kết quả nghiên cứu lâm sàng hồng sâm có hiệu quả giúp tổng hợp đạm và DNA trong tế bào tinh hoàn, hỗ trợ điều trị vô sinh ở nam giới.
Tăng sức đề kháng: Một trong những công dụng tuyệt vời của hồng sâm chính là khả năng kích thích hệ thống miễn dịch của chúng. Nhóm ginsenoside Rg1, Rg3 và polyacetylene trong hồng sâm được xem là bùa hộ mệnh của hệ miễn dịch nhờ việc tăng cường hoạt động tiết kháng thể, inteferon và phục hồi chức năng của các tế bào.
Chống lão hóa: Trong hồng sâm chứa chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ và đẩy lùi các tổn thương do các gốc tự do gây ra. Hỗ trợ tái tạo da, cải thiện các vết thâm đen, nám, mụn, kéo dài tuổi xuân cho phái đẹp.
Sâm khô ngâm rượu bao lâu thì uống được?
Sâm khô ngâm rượu bao lâu thì uống được? Đối với nhân sâm tươi ngâm rượu khoảng 1 tháng các dưỡng chất của củ sâm sẽ tiết ra và hòa tan với rượu. Tuy nhiên đối với sâm khô khi ngâm rượu thì thời gian để tiết dưỡng chất kéo dài hơn. Bạn cần đợi từ 3- 6 tháng là có thể uống rượu sâm khô chất lượng. Rượu sâm Hàn Quốc ngâm càng lâu uống càng ngon, vì vậy bạn có thể ngâm rượu sâm trong thời gian dài mà chất lượng vẫn đảm bảo.
Sâm khô ngâm rượu bao lâu thì uống được? Thời gian là từ 3- 6 tháng là rượu sâm có thể uống được. Mỗi ngày bạn chỉ nên uống 1- 2 ly nhỏ, mỗi lần khoảng 20- 30ml sau bữa ăn sẽ giúp giảm mệt mỏi, giúp tinh thần thoải mái, tăng sức đề kháng.
Cách ngâm rượu bằng sâm khô
Đầu tiên, chuẩn bị bình ngâm rượu bằng thủy tinh, có nắp đậy kín. Chọn những củ sâm khô đẹp, kích thước phù hợp với bình rượu, tránh chọn nhân sâm bị ẩm hay mốc sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng.
Đem sâm khô và bình ngâm rượu tráng qua với nước, để ráo sau đó cho vào bình theo hướng thẳng đứng, thân phía trên và đầu rễ chúi xuống dưới rồi chỉnh hình dáng cho đẹp mắt.
Tiếp theo đổ rượu trắng vào bình cho ngập củ sâm khô, đậy kín nắp rồi bảo quản nơi thoáng mát. Sau khoảng 3- 6 tháng là có thể uống để giúp bồi bổ sức khỏe.
Hy vọng qua bài viết giúp bạn giải đáp được câu hỏi sâm khô ngâm rượu bao lâu thì uống được, và uống như thế nào để tốt cho sức khỏe.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách bảo quản hồng sâm khô hiệu quả